Cải thiện tình hình khi bạn lỡ ... đòi lương quá cao

Lượt xem: 31,282

“Bạn nghĩ sao về mức lương cho vị trí này?” Đây là câu hỏi đơn giản, thường được đưa ra vào cuối buổi phỏng vấn, nhưng đôi khi cực kỳ khó trả lời. Dù cho bạn tự tin đến mức nào khi phản hồi thì vẫn luôn có khả năng phỏng vấn viên nói rằng mức lương bạn kỳ vọng nhiều hơn ngân sách họ có thể chi trả. Vậy làm gì để cải thiện tình hình khi bạn thực sự thích công việc này?

Nếu thấy mình đang rơi vào hoàn cảnh kể trên, đừng quá lo lắng, bởi vì bạn vẫn còn có thể xoay chuyển tình thế. Dưới đây là vài “bước đi” đã được thử nghiệm có thể giúp bạn tiếp tục duy trì cuộc đối thoại và tìm ra giải pháp.

1. Đề nghị nhà tuyển dụng chia sẻ mức “trọn gói” cho lương thưởng và phúc lợi

Sau khi bạn đã đưa ra con số của mình và cảm thấy có chút sự ngần ngại, hãy hỏi phỏng vấn viên xem liệu anh ta có thể chia sẻ khoảng lương dự kiến cho vị trí này với bạn hay không. Mặc dù sau đó, thông tin vẫn ít nhiều mang tính “thủ thế” nhưng chắc chắn người đại diện công ty này sẽ tiết lộ một phạm vi không quá cách biệt so với ngân sách thực tế họ sẵn sàng chi trả.

Hãy chắc là bạn cũng đã hỏi thăm về các quyền lợi bổ sung khác như quyền chia cổ phiếu, đào tạo, hoa hồng và tiền thưởng hàng năm, để hình dung rõ ràng hơn về bức tranh thu nhập của mình trong tương lai. Biết đâu chừng, mức lương cố định được nêu ra ban đầu có thể thấp hơn so với kỳ vọng, nhưng khi kết hợp tất cả đặc quyền và phúc lợi lại với nhau thì “mức trọn gói” này sẽ hợp lý hơn rất nhiều.

2. Kết thúc cuộc trò chuyện, nhưng lên lịch hẹn tiếp theo

Một khi bạn đã thu thập đủ thông tin cần thiết từ người phỏng vấn, đây là lúc có thể tạm dừng cuộc trò chuyện để dành thời gian suy nghĩ. Hãy kết thúc bằng cách nhắc lại sự quan tâm của mình đối với vị trí này, nhằm hạn chế tình huống công ty viết thư từ chối bạn và gửi lời đề nghị làm việc cho ứng viên khác. Bạn cũng nên đề nghị đôi bên sắp xếp một cuộc điện thoại hoặc buổi gặp tiếp theo, điều này giúp người phỏng vấn biết chính xác thời hạn bạn phản hồi chính thức rằng mình chấp nhận được mức lương họ đưa ra cho vị trí tuyển dụng đó không.

3. Tìm hiểu lại một lần nữa

Bây giờ là lúc phải đào sâu và cố gắng tìm hiểu xem mức lương của bạn chưa hợp lý là do đâu. Bởi ước tính giá trị thị trường của bạn bị sụt giảm, hay bạn đã đúng trong khi công ty lại đề xuất mức lương quá thấp?

Bạn nên thường xuyên truy cập các chuyên trang về lương như VietnamSalary để kịp thời cập nhật thang lương thị trường áp dụng cho vị trí đang ứng tuyển. Tốt nhất là tham khảo mức lương áp dụng cho vị trí tiêu chuẩn thuộc lĩnh vực chuyên môn của bạn tại các công ty lớn hoặc vai trò tương tự, nghĩa là các công ty có thể so sánh về quy mô và lĩnh vực.

Sau khi tìm hiểu lại cặn kẽ hơn, bạn sẽ xác định được đâu là mức lương công bằng và hợp lý cho vị trí mình ứng tuyển. Dù rằng đôi khi kết quả này vẫn không thể khiến nhà tuyển dụng thay đổi mức lương đã đề nghị, nhưng nó sẽ cung cấp đủ bối cảnh cần thiết giúp bạn ra quyết định tiếp theo.

4. Đưa ra quyết định

Khi đã xác định được mức lương nhà tuyển dụng đưa ra cho mình là tương xứng và phù hợp hay không, đã đến lúc bạn đưa ra quyết định. Có nhiều yếu tố để xem xét, chẳng hạn như số tiền bạn cần có trong tay hàng tháng để trang trải cho nhu cầu và đời sống cá nhân là bao nhiêu, và liệu bạn có thể kiếm được mức lương cao hơn khi làm công việc tương tự ở một công ty khác không?

Dù lựa chọn thế nào, điều quan trọng nhất là bạn khẳng định được với chính mình một quyết định cụ thể (ví dụ: tôi sẽ không bao giờ chấp nhận mức lương thấp hơn 20 triệu đồng mỗi tháng); điều này giúp bạn làm rõ với nhà tuyển dụng con số cuối cùng khả dĩ nhất mà bạn có thể chấp nhận.

5. Trung thực và trực tiếp

Một khi đã quyết định điều muốn làm, sau đó chính là thời gian để theo dõi tiến triển. Dù lựa chọn là gì, hãy nhớ thật kỹ rằng chỉ đưa ra con số cuối cùng khi bạn thực sự có ý đó.

Ví dụ: Bạn có thể nói với nhà tuyển dụng rằng một mức lương cao hơn mới là chính đáng, nhưng nếu bạn nói rằng mình chỉ chấp nhận mức lương cao hơn con số cụ thể nào đó, có khả năng anh ta sẽ tin lời bạn là sự thật và không đưa ra thêm đề nghị nữa. Bạn nên chuẩn bị trước tâm lý cho tình huống này.

Hãy thẳng thắn và cởi mở về tình huống của bạn, nghiên cứu thông tin kỹ lưỡng, thực hành trước những điều sẽ nói, và thành thật với chính mình (cũng như nhà tuyển dụng), CareerViet.vn tin rằng nhiều khả năng bạn sẽ đưa ra được giải pháp hiệu quả nhất cho cả đôi bên.

Nguồn hình: Freepik

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :

Bài viết khác

Lương Net là gì? Sự khác biệt giữa lương Gross và lương Net, lợi ích mang lại cho người lao động là gì? Ứng viên nên thỏa thuận lương nào để có lợi cho mình hơn?

Xem thêm

Lương Gross là gì? Các doanh nghiệp thường thỏa thuận theo lương Gross. Tìm hiểu cách tính lương thực nhận, sự khác biệt giữa lương Gross và lương Net!

Xem thêm

Lương 3P là gì? Ý nghĩa, tầm quan trọng của lương 3P. Hướng dẫn cách tính lương 3P cho nhân viên sao cho đơn giản, chuẩn xác, nhanh chóng nhất

Xem thêm

Incentive bonus có ý nghĩa thúc đẩy người lao động cố gắng, tập trung và nỗ lực hoàn thành công việc. Đây là một trong những công cụ giữ chân nhân tài

Xem thêm

Một lúc nào đó trong sự nghiệp - bạn muốn nghỉ trọn vẹn một khoảng thời gian dài để đi học, đi du lịch hoặc đơn giản là để dành thời gian cho gia đình nhưng vẫn muốn giữ công việc hiện tại. Làm thế nào để sếp thông cảm và đồng ý?

Xem thêm

Bạn đang ở vòng cuối của quy trình tuyển dụng, bạn thực sự thích cơ hội này, nhưng mức lương lại thấp hơn kỳ vọng. Bạn sẽ thương lượng thế nào với nhà tuyển dụng để có được công việc mong muốn với mức lương chấp nhận được?

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay