"Cái tôi" trong làm việc nhóm

Lượt xem: 1,080
Công ty giao cho bạn và một số người khác cùng lên một dự án? Sếp phân công cho bạn và vài người cùng làm một công việc gì đó...? Có thể bạn chưa từng làm việc chung với họ hoặc chỉ mới tiếp xúc vài lần. Một số lời khuyên sau đây sẽ giúp bạn cùng làm việc với nhóm của mình đạt hiệu quả hơn.

1. Tập trung vào "bức tranh" lớn

Giải thích những kế hoạch có tầm xa của công ty và tăng cường điều này thường xuyên. Mọi người thường chỉ tập trung trong những vấn đề của một ngày và những lề thói làm việc hằng ngày - điều này sẽ dẫn đến việc mất đi cái nhìn của một toàn cục.

Bạn có thể khuyến khích những người làm việc trong cùng nhóm của mình nhìn xa hơn, để bỏ qua những khó khăn hay những điều không vừa ý hiện tại để cùng làm việc cho tốt hơn.

2. Xác định rõ vai trò

Phác thảo ra những trách nhiệm của mỗi người trong nhóm. Đây là điều quyết định sự thành công khi làm việc trong một nhóm. Hiểu những bổn phận và những trọng tâm công việc của nhau sẽ giúp mọi người cộng tác với nhau hơn.

3. Có những ý kiến

Những thành viên trong nhóm cần phát triển những mục tiêu cá nhân cũng như của tập thể. Thúc đẩy mạnh mẽ những điều đó sẽ tạo được thành công - vừa được việc chung, vừa được việc riêng...

4. Chia sẻ thông tin

Hãy tôn trọng mỗi người trong nhóm và tin tưởng họ với tất cả sự chân thành của bạn. Do vậy, bạn hãy chia sẻ cho họ những thông tin về công việc mà bạn có được, đừng nên "giấu" riêng cho chính mình những thông tin có lợi cho tập thể.

5. Thành lập sự tin tưởng

Hãy tin tưởng và rộng mở. Cẩn trọng ngôn từ. Nếu bạn là sếp và bạn hứa gì thì hãy thực hiện điều ấy. Nếu bạn là một thành viên trong nhóm thì cùng chia sẻ với người khác trong nhóm những suy nghĩ, những thông tin về công việc chung mà tất cả đang làm.

6. Lắng nghe

Hãy tiếp thu những ý kiến của "đồng đội". Đừng quá bảo thủ những ý kiến của mình khi bạn làm việc trong một tập thể. Hãy xem xét những đề nghị, những ý kiến do mọi người đưa ra và cùng tổng hợp lại để có kết quả tối ưu nhất cho công việc.

7. Hãy kiên nhẫn

Nếu trong nhóm lúc đầu không có sự đoàn kết, bạn nên dành thời gian để giúp nhóm mình ăn ý hơn. Hãy xem xét cẩn thận những khoảng cách và cùng nhau giải quyết những sự khác biệt đó.

8. Càng khuyến khích

Kêu gọi mọi người trong nhóm cùng tham gia và đóng góp. Cũng thường xuyên thay đổi trách nhiệm công việc của từng người để công việc của họ không nhàm chán. Biết những khả năng, những điểm mạnh của nhau sẽ càng khuyến khích nhau làm việc tốt hơn.

9. Tăng thêm tính đồng đội

Hãy luôn hướng về đồng đội, đừng cá nhân. Bạn đừng cố gắng trở thành ngôi sao trong nhóm. Nếu bạn là người tài giỏi, ắt hẳn mọi người sẽ nhận ra và tôn trọng điều ấy. Nhưng khi làm việc trong một tập thể, hãy chia sẻ thành công cho cả nhóm và đừng cố gắng chứng tỏ mình quá nhiều...

10. Hãy nhiệt tình

Luôn luôn tích cực, hy vọng và nhiệt tình làm việc. Luôn luôn mong đợi những điều tuyệt vời từ nhóm của bạn và họ sẽ làm hết khả năng của họ - bạn sẽ không thất vọng.

11. Có sự vui vẻ

Tinh thần làm việc đồng đội là sự thống nhất. Có thời gian vui cười cùng nhau, cùng chia sẻ những buổi ăn trưa trong cơ quan hay những buổi vui chơi sau giờ làm việc...

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay