Cân nhắc trước khi chấp nhận lời đề nghị của nhà tuyển dụng
Lượt xem: 16,157
Thời buổi kinh tế hiện nay, tìm kiếm được một công việc thực sự không phải dễ dàng. Nghiên cứu công ty, gửi hồ sơ và tham dự phỏng vấn có thể làm bạn cảm thấy mệt mỏi và tốn nhiều thời gian. Nhưng nếu là một người kiên trì, bạn sẽ cảm thấy hứng thú, hoặc ít nhất là bớt căng thẳng khi những nỗ lực của bạn đã có kết quả. Đó là nhận được quyết định tuyển dụng.
Trong một số trường hợp, việc đàm phán lương đôi khi còn quan trọng hơn cả bất cứ một trở ngại tiềm năng nào khi nhận vị trí công việc mới, đặc biệt là trong thời kỳ nền kinh tế khó khăn và giá cả gia tăng như hiện nay. Nhưng nếu đó đã là sự lựa chọn rồi thì bạn cũng cần phải cân nhắc thật kỹ lưỡng trước khi chấp nhận yêu cầu của nhà tuyển dụng.
Một số lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn đưa ra quyết định có nên chấp nhận lời đề nghị này hay là tìm kiếm một cơ hội khác tốt hơn.
1. Nghiên cứu tính chất công việc
Hơn hết, bạn cần phải xem xét kỹ lưỡng yêu cầu công việc, nhiệm vụ và trách nhiệm chính cũng như người mà bạn sẽ phải báo cáo kế hoạch. Đây là bước quan trọng nhất trong việc định giá lời đề nghị của nhà tuyển dụng.
Hãy tự hỏi mình những câu hỏi như:
- Bạn có thích những công việc lặp đi lặp lại ở vị trí đó không?
- Bạn có phải là một người luôn tìm đến thách thức và khó khăn?
- Trách nhiệm công việc có phù hợp và tương xứng với kinh nghiệm của bạn không?
- Bạn có sẵn sàng đưa ra những ý kiến nhằm thay đổi một số điều kiện có ảnh hưởng đến đời sống của mình như đi lại, thời gian làm việc…không?
Nếu trả lời cho bất cứ câu hỏi nào trên đây là "không" thì việc chấp nhận vị trí này không phải là sự lựa chọn tốt nhất. Trong khi, có thể bỏ qua các yếu tố tiêu cực như mức lương khởi điểm thấp hơn mong đợi thì bạn cũng cần phải có sự thỏa thuận với nhà tuyển dụng để tương xứng với năng lực của bạn bỏ ra.
2. Định giá công ty
Một trường làm việc ảnh hưởng đến cách mà bạn cảm nhận về công việc hằng ngày. Vì thế, hãy chắc chắn rằng khi lựa chọn việc mới, bạn phải cảm thấy thực sự thích thú và thoải mái với không khí làm việc ở công ty đó. Ví dụ, nếu bạn thích một môi trường làm việc tập thể trong khuôn khổ thời gian và tiến trình làm việc nghiêm ngặt thì bạn sẽ không thể thoải mái với một môi trường làm việc không nghi thức, tự do “ngồi đâu cũng được”.
Ngoài ra bạn cũng cần cân nhắc tới phong cách làm việc của sếp và đồng nghiệp mới. Nếu bạn nhận thấy rằng mình và các đồng nghiệp mới có những cá tính và phong cách xung đột với nhau thì cần phải xem xét cẩn thận. Trong một số trường hợp, sự khác biệt về tính cách và quan điểm có thể tạo nên một nhóm làm việc sôi nổi và thúc đẩy ý tưởng sáng tạo nhưng mặt khác sự bất đồng ý kiến này cũng có thể dẫn tới hiệu quả công việc kém và mâu thuẫn nội bộ nảy sinh.
3. Xem xét đến các khoản trợ cấp
Mức lương hiện tại so với mức lương hiện nay, hay với những công việc tương tự ở các công ty khác như thế nào? Những đồng nghiệp cấp dưới nhận được bao nhiêu? Bạn nên nhớ rằng những lợi ích hấp dẫn đôi khi còn có thể “nặng ký” hơn là lương chính thức.
Hơn nữa bạn cũng cần chú ý đến thời gian đi lại, nó có chiếm nhiều thời gian của bạn không? Chi phí cho các phương tiện đó ra sao? Sau khi đã tính toán kỹ lưỡng, bạn mới nên chấp nhận lời đề nghị của nhà tuyển dụng.
4. Đề đạt đến các cơ hội thăng tiến
Không có gì tồi tệ hơn cho sự nghiệp của bạn nếu như công việc luôn luôn dậm chân, ì ạch tại chỗ. Trong khi, vị trí hiện tại có vẻ tốt đẹp và khả quan trong một thời gian ngắn, nhưng về lâu dài lại không hề có cơ hội thăng tiến nào thì cũng cần phải xem xét lại.
Bạn hãy cố gắng đưa ra một ý kiến về cơ hội phát triển trong công ty. Ví dụ, những người đã từng giữ chức vụ này, họ đã đi lên như thế nào? Hay sếp mới khởi nghiệp từ đâu? Nếu câu trả lời cho các câu hỏi này dường như cung cấp cho bạn được hướng đi để phát triển bản thân thì bạn mới nên tiếp tục theo đuổi công việc này.
Việc cân nhắc cẩn thận đến các yếu tố được đề cập ở trên sẽ giúp bạn có được những quyết định sáng suốt nhất khi chấp nhận yêu cầu của nhà tuyển dụng. Nếu sau khi đánh giá một trong số những điểm trên mà bạn vẫn chưa chắc chắn mình sẽ bắt đầu sự nghiệp bằng cách nào thì bạn nên quyết tâm từ chối lời đề nghị đó. Nếu trực giác của bạn mách rằng vị trí mới này cho bạn nhiều cơ hội và những bước tiến lớn thì khi đó hãy theo đuổi đến cùng