Cân nhắc trước khi nhận việc

Lượt xem: 14,036
Nhiều bạn trẻ, vì quá mong muốn kiếm được việc làm, đã vội vã nhận lời ngay khi nhà tuyển dụng ngỏ ý mà quên cân nhắc một số yếu tố vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến công việc sau này.


1. Liệu mình có được trả lương bằng những người khác ở cùng vị trí?

Nếu bạn là người không nặng về tiền bạc và thu nhập thì ít nhất cũng đừng quên tìm hiểu xem sếp ký hợp đồng công việc của mình với mức lương bao nhiêu và có ngang bằng với những nhân viên hiện đang ở vị trí đó không? Vì bạn là “lính mới”, cần phải được thử thách về hiệu quả công việc nên mức lương của bạn có thể thấp hơn họ một chút, nhưng sẽ không ổn nếu nhà tuyển dụng trả bạn quá thấp so mới mức lương trung bình trên thị trường. Nên nhớ rằng mức lương là thước đo giá trị của bạn trong công việc.

2. Mình có gặp được một lãnh đạo tài ba? Liệu mình có thể tạo dựng mối quan hệ tốt với ông/bà ấy không?

Câu trả lời là không cần thiết. Hãy cứ cư xử đúng mực và chân thành, nhiệt tình trong công việc. Như thế là bạn đã tạo được thiện cảm với sếp rồi. Và tất nhiên, người đó tối thiểu phải có đủ tố chất của một nhà lãnh đạo và đủ để bạn gửi gắm niềm tin và cống hiến công sức, tài năng và trí tuệ của mình.

3. Bạn biết gì về những đồng nghiệp sắp tới?

Có thể bạn chưa có cơ hội để tìm hiểu những đồng nghiệp trong công ty. Nhưng thông qua những cuộc phỏng vấn tuyển dụng, bạn có thể tinh ý quan sát xem họ có thân thiện không, có vui vẻ với công việc không? Biết đâu sự quan sát tinh tế đó sẽ giúp bạn đi đến quyết định làm việc hay không làm việc cho công ty đó. Vì nếu bạn vào làm việc trong một môi trường “rệu rã” và nhân viên nào cũng đang nung nấu ý định “ra đi” và sẵn sàng “tẩy chay” lính mới thì bạn cũng cần phải xem xét lại.

4. Liệu mình có thoải mái với môi trường làm việc mới?

Một số công ty áp dụng những kỷ luật rất nghiêm khắc về giờ giấc, tác phong và giao tiếp…Trong khi đó một số cơ quan khác thì ngược lại. Lại có những công ty bắt nhân viên phải thực hiện những quy định hết sức “dở hơi”, chẳng hạn như phải tham gia đội cầu lông vào ngày nghỉ cuối tuần, phải đến cơ quan trước giờ làm hàng tiếng... Nếu bạn cân nhắc thấy mình có thể phù hợp với áp lực công việc cùng với những quy định bắt buộc của công ty thì hãy nhận lời vào làm việc tại đó. Còn nếu bạn thấy nhiều điều khiến bạn phải do dự, đắn đo thì tốt nhất là hãy tìm cơ hội khác.

5. Vị trí công việc có phù hợp với bạn?

Bạn là người có năng lực, có kiến thức, nhưng sức khoẻ của bạn không được tốt. Trong khi vị trí công việc lại phải thường xuyên tiếp xúc với hoá chất độc hại hay những thí nghiệm nguy hiểm. Hãy cân nhắc thêm trước khi đồng ý nhận lời nhà tuyển dụng kẻo lại bỏ cuộc giữa chừng đấy.

6. Địa điểm làm việc có quá xa chỗ ở của bạn?

Bạn sẽ chẳng thấy mệt nếu phóng xe máy hai tiếng đồng hồ vài lần để dự buổi phỏng vấn với mong muốn lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng. Nhưng nếu công việc đó cứ lặp lại hàng ngày thì lại phải xem lại: Liệu sức khoẻ của mình có đảm bảo, và thời gian có cho phép mình kịp giờ làm? Nếu công ty không sắp xếp được chỗ ở cho bạn hoặc bạn không thể ở lại công ty thì tốt nhất là nên tìm cơ hội khác.

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay