Cẩn thận với Internet
Lượt xem: 13,240Với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, Internet đã trở thành một phương tiện không thể thiếu trong các mối giao tiếp xã hội. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là sử dụng Internet một cách có ý thức và thận trọng như là một phần của một chiến lược nghề nghiệp lớn hơn.
Bạn có thể lên mạng trò chuyện với một ai đó với nhiều mục đích khác nhau. Tuy nhiên, khi đã là một người chuyên nghiệp, mỗi thông tin bạn trao đổi đều phải là một phần của quá trình tìm kiếm, xây dựng và duy trì các mối quan hệ ngoại giao. Trong một vài trường hợp, trao đổi, giao tiếp qua internet có thể dẫn bạn đến những chuyện rắc rối, đôi khi ảnh hưởng không tốt đến nghề nghiệp và công việc của bạn
Phản kháng nóng vội
Hầu hết các nhóm thảo luận trực tuyến gồm có những cá nhân phản ứng với lại với những điều họ trông thấy, nhận được. Đôi khi, hành vi của họ bốc đồng, không suy xét cẩn thận ( một mức độ của phản ứng này là : “nóng như lửa”, còn lại có thể “âm ỉ”). E-mail khuyến khích các hành vi phản ứng này bằng cách tạo điều kiện cho mọi người tranh luận với nhau chỉ bằng vài ba dòng trên bàn phím.
Hãy giữ bình tĩnh. Bạn càng bốc đồng, bạn càng tìm thấy những người bạn hoàn toàn đối lập với các đồng nghiệp . Một cú ngã không thể làm cho sự nghiệp của bạn chấm dứt, tuy nhiên chúng vẫn có một số tác động nhất định. Vì vậy, nếu như có ai đó lăng mạ bạn qua e-mail, đơn giản là đừng trả lời họ.
Cư xử với mọi người như một cỗ máy
Một hệ quả vô hình của e-mail là làm xói mòn những quy tắc lịch sự cơ bản. Bạn cần nhắc nhở bản thân: đằng sau bức e-mail chính là những con người bằng xương bằng thịt chứ không chỉ là một cái tên bổ sung vào danh mục quen biết.
Bạn có thể giao thiệp tốt với họ bằng cách tuân theo những nguyên tắc lịch sự. Nếu bạn gửi cho ai đó một tin nhắn, hãy xưng tên họ. Và nếu họ giúp bạn một điều gì đó, hãy nói “Cảm ơn” .
Thường thì, chúng ta vẫn hay nói tốt về mọi người và hành động của họ. Những lời nhận xét tiêu cực thường khó nói, tuy nhiên nó lại làm cho bạn trở nên sâu sắc, hợp lý và khôn khéo. Nhiều người nhận thấy sự phê bình hữu ích nhiều hơn khi đặt nó vào bối cách của một nhận xét tích cực. Đó không chỉ là một lời khen ngợi. Hầu hết các lời khen ngợi đều mang tính chung chung (thông minh, dễ thương, xinh đẹp, có trách nhiệm…) nhưng một nhân xét tích cực lại nêu lên đặc trưng của cá nhân đó. Chúng ít hiển nhiên, giá trị nhiều hơn và không có vẻ như là một lời khen lấy lệ.
Khoe khoang
Internet mang lại cho bạn ảo tượng tự lừa dối bản thân vì mọi người chỉ biết bạn qua những gì dòng chữ. Bạn có khuynh hướng đánh mất sự kiềm chế phát ngôn những điều mà bản thân không biết. Các cuộc thảo luận nhóm bằng e-mail ( xét trên nhiều khía cạnh là một trong các động lực của những điều tốt đẹp trên thế giới), cũng làm giảm dần sự kiềm chế này. Mọi người khác cũng đang làm thế!! Tuy nhiên, giả vờ biết mọi thứ là điều không hay dù là chuyện trò trực tiếp hay qua e-mail. Hãy tập trung vào các điểm mạnh vốn có của bạn!!
Rụt rè
Bạn không thể biết chính xác người đang tiếp nhận thông tin của bạn là ai. Kết quả là, bạn có thể chỉ lắng nghe và không dám nói bất kỳ điều gì vị sợ một chuyên gia nào đó bắt lỗi. Giải pháp cho tình huống này là thận trọng từng bước một khi tiếp xúc với các cá nhân, rời khỏi cuộc thảo luận nhóm cho đến bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Đừng tự tạo áp lực khi bạn chưa sẵn sàng.
Quá tải
Chúng ta dễ dàng đăng nhập vào mọi thứ nghe có vẻ thú vị hay trò chuyện với hàng tá người khác nhau, để rồi tự nhấn chìm bằng các tin nhắn cần đọc và trả lời. Nếu bạn có hơn 20 tin nhắn/ngày, hay tự nói rằng “ Tôi chỉ đơn giản xoá tất cả các tin nhắn trong hộp thư thôi”. Nếu thế, bạn nên xem lại các mục tiêu và điều chỉnh danh mục thư đến tương ứng. Nếu danh sách của bạn quá nhiều, kiểm tra xem bạn có thể nhận một tin nhắn lớn cho mỗi tuần thay vì những tin nhắn nhỏ mỗi ngày không.
Say mê quá mức và lãng phí thời gian
Một số người nghiện e-mail vô cùng, nó có thể là thủ phạm gây ra sự lãng phí về thời gian. Hãy tự hỏi: Tôi có thể không dùng mail trong vài ngày không? Tôi có phải đọc tất cả các e-mail vì những thông tin hữu ích của chúng hay tôi đang đánh lừa cảm giác của chính mình?
Khám phá ngẫu nhiên trên Internet hiếm khi thật sự hữu ích đối với mục tiêu nghề nghiệp của bạn. Vì thế, quá trình mở rộng mối quan hệ phải được định hướng, cấu trúc bằng các mục tiêu đối tượng tìm kiếm.
Đổ lỗi cho e-mail vì các vấn đề của bạn
Nếu là người mới bước đầu sử dụng Internet, bạn có thể gặp một số rắc rối như: bị ai đó làm thất vọng, hành động bất đồng dẫn đến hối tiếc về sau, gửi thư nhầm người, vi phạm quy tắc của một diễn đàn nào đó, hao tốn nhiều thời gian và sức lực để trả lời các tin nhắn… Khi những điều này xảy đến, bạn có khuynh hướng kết tội công cụ hiện đại này và cho rằng: e-mail thật là nguy hiểm và vô dụng. Trong trường hợp này, bạn nên tự hỏi liệu những điều tương tự có xảy ra không nếu cuộc họp nhóm hay thảo luận diễn ra qua điện thoại hay thư từ? E-mail có nhược điểm riêng của nó, tuy nhiên nó cũng giống như bất kỳ công cụ nào khác. Bạn phải học cách sử dụng, sử dụng cho mục đích gì và khi nào không nên sử dụng.
Dĩ nhiên, một vài lỗi nhỏ không thể giết bạn, nhưng đừng vì những việc nhỏ mà trở nên bốc đồng khi mở rộng các mối quan hệ. Điều quan trọng là phải hiểu rõ bản thân đang làm gì trong bức tranh toàn cảnh về sự nghiệp và cuộc đời.