Cẩn thận với những đồng nghiệp thích "chơi xấu"

Lượt xem: 16,431

Trong một cuộc khảo sát mang tính quốc gia của nhóm The Creative Group (Hoa Kỳ), gần một nửa số nhà quản lý nói rằng những đồng nghiệp cũ cũng như hiện tại đang cố gắng bôi xấu hình ảnh của họ. Một cuộc khảo sát trực tuyến của Yahoo! HotJobs với câu hỏi "bạn có quan tâm đến một đồng nghiệp mà đang cố gắng làm xấu hình ảnh của mình không?" thì phải đến gần ¾ nói rằng “có”.

“Những con số trên không có gì là ngạc nhiên cả”, giáo sư Gary Namie, giám đốc tổ chức Workplace Bullying Institute nói. Ông cho rằng nói xấu sau lưng người khác là một trong những dạng thường thấy nhất của những kẻ phá hoại nơi công sở, một hiện tượng ngày càng phổ biến.

“Hầu hết, công ty nào cũng có những người phá hoại nhưng một số dạng lại chỉ xuất hiện trong một vài lĩnh vực”, ông Namie nói. “Trong lĩnh vực cần sự sáng tạo, thì đó là là những kẻ thụ động, không đóng góp cho những nỗ lực của nhóm. Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, những người có kinh nghiệm có thể giấu bí quyết nghề nghiệp của mình và điều đó không chỉ ảnh hưởng đến các nhân viên mà còn gây hậu quả nghiêm trọng cho các bệnh nhân.”

Những người "chơi xấu" có nhiều dạng:

- Những người không thích lắng nghe ý kiến phê bình của người khác và thậm chí là còn chê bai những lời phê bình đó.
- Những người đánh cắp ý tưởng và tước đoạt lấy công lao, danh tiếng của người khác khi một dự án thành công
- Không chịu trách nhiệm, người hay đổ lỗi cho người khác khi làm sai công việc gì đó.
- Kẻ hay buôn chuyện, kích động nhóm, nói chỉ đúng một nửa và một nửa tâng bốc và nói quá lên theo chiều hướng tiêu cực.
- Kẻ trốn việc, những người trốn tránh hoặc đùn đẩy trách nhiệm cho người khác.
- Kẻ phá hoại ngầm thành công của những người có khả năng khi họ cảm thấy người khác vượt trội về năng lực và trí thông minh.

Megan Slabinski, trưởng nhóm nghiên cứu The Creative Group nói rằng cách mà bạn ứng xử với những kẻ phá hoại có thể ảnh hưởng đến triển vọng sự nghiệp của bạn. Nếu bạn không muốn giống như một người dễ thuyết phục và không phải là người phản ứng dữ dội thì nên làm những việc sau:

Khi đã chắc chắn rằng bạn là mục tiêu của những kẻ phá hoại, bạn nên làm theo các cách dưới đây:

- Tìm kiếm đồng minh: bạn biết rõ rằng không chỉ có bạn mà còn rất nhiều đồng nghiệp khác trong công ty cũng bị anh ta “chơi bẩn”. Hãy liên kết với những đồng nghiệp này để có thể tạo sức mạnh.

- Gặp cấp trên, nếu có thể: Nếu sếp của bạn cũng là nạn nhân của “kẻ phá hoại” thì bạn nên trình bày với sếp về tình hình của bạn.

- Đừng coi đây là chuyện cá nhân: Thay vì trình bày với mọi người rằng bạn bị thiệt hại như thế nào khi anh ta “chơi xấu” bạn mà bạn nên để mọi người biết rằng sự phá hoại của anh ta đang gây ra nhiều tổn thất cho công việc chung như thế nào.

- Yêu cầu được bảo vệ: Hãy trình bày với cấp trên, hoặc đồng nghiệp xung quanh rằng năng suất làm việc của bạn có thể sẽ được nâng cao lên rất nhiều nếu bạn không bị ảnh hưởng bởi những trò phá hoại của anh ta.

- Chuẩn bị tìm công việc khác: Thật không may, tất cả những nỗ lực của bạn nhằm bảo vệ bản thân đều không có kết quả gì. Mọi điều ngày càng trở nên tồi tệ hơn với công việc của bạn, tốt nhất bạn nên lựa chọn phương án ra đi và bắt đầu vào công cuộc tìm kiếm công việc mới.

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay