CEO Youtube: Không có quyết định nào của người mẹ là tầm thường
Lượt xem: 15,945Một quyết định bình thường có thể mang lại lợi ích hàng triệu đô la. Đó là việc đã xảy ra với Susan Wojcicki khi cô 30 tuổi: “Tôi vừa tốt nghiệp ngành kinh doanh và vừa mua nhà. Tôi cần cho thuê nhà để trang trải bớt cho phần tiền đã thế chấp mua nhà…”
Vì vậy, Susan đã quyết định cho thuê garage nhà mình cho hai sinh viên trường Đại học Stanford, Larry Page và Sergey Brin, để họ dùng làm văn phòng và bắt đầu xây dựng công ty của họ là Google.
Bắt đầu xây dựng công ty Google
Susan hồi tưởng lại rằng trong năm đầu tiên cô đã cùng Larry & Sergey làm việc đến khuya, ăn pizza và sô-cô-la M&M, và cô đã được hai sinh viên này giải thích về việc công nghệ có thể thay đổi thế giới như thế nào.
Cuối cùng Larry & Sergey cũng đã thuyết phục được Susan gia nhập Google với vai trò là giám đốc Marketing và cũng là nhân viên thứ 18 của công ty. Lúc đó Susan đang có thai được 4 tháng và việc đầu tiên cô làm là chuyển địa điểm công ty đến một nơi đàng hoàng hơn.
Susan được mệnh danh là “Bà mẹ trẻ tại Google” vì cô là nhân viên đầu tiên trong công ty sinh con. Và triết lý “gia đình là trên hết” của cô đã tạo dựng danh tiếng để Google dẫn đầu trong danh sách Top 100 công ty tốt nhất của Fortune.
“Gia đình” Google ngày càng lớn mạnh: Sergey Brin kết hôn cùng em gái Susan (Anne) và có hai con. Bản thân Susan có đến 5 đứa con. Và công cuộc quảng bá cho Google cũng ngày càng phát triển hơn.
Với vai trò phụ trách về các sản phẩm của Google, chính Susan là người đã đưa ra ý tưởng cho Adsense. Sản phẩm này đã đóng góp 97% vào doanh thu của Google trong suốt 10 năm sau đó và cô cũng có biệt danh mới là “The Money”.
Sau đó cô tập trung nhiều hơn vào video và đã phát hiện ra một công ty start-up mới cho Google, Youtube, lúc ấy đang lớn mạnh hơn nhiều lần so với Google video.
Trong quá trình tìm ra những ưu điểm vượt trội để cạnh tranh trên thị trường công nghệ dành cho video, Susan đã vô cùng ngạc nhiên khi thấy hai cậu nhóc người Trung Quốc hát lip-sync (nhép môi) theo các bài hát của Backstreet Boys. Cô hồi tưởng lại: “Lúc đó tôi nghĩ rằng mọi người trên thế giới đều có thể tạo ra được nội dung riêng cho mình, và họ không cần phải đến phòng thu âm / ghi hình.”
Thay vì cạnh tranh với Youtube, Susan đã thuyết phục Larry và Sergey mua lại công ty này và 6 tháng sau đó Google đã mua lại Youtube với giá 1,65 tỉ đô.
Tháng 2 năm 2014, Susan trở thành CEO của Youtube và hiện tài sản của cô lên đến 300 triệu đô.
Susan trở thành CEO của Youtube và hiện tài sản của cô lên đến 300 triệu đô
Một quyết định rất bình thường của Susan về việc cho thuê garage nhà mình đã hướng cô đến một hành trình cực kỳ ấn tượng, có thể kể đến việc cô được vinh danh là người đầu tiên trong danh sách Adweek 50 năm 2013 (Adweek là tạp chí nổi tiếng trong ngành marketing/quảng cáo trên thế giới), “Người quan trọng nhất trong ngành quảng cáo” và “Người phụ nữ quyền lực nhất Internet” do tạp chí TIME (Mỹ) bình chọn năm 2015.
Đối với Susan, hành trình này chỉ mới bắt đầu: “Google rất thú vị, và quyển sách này vẫn chưa kết thúc. Tôi đang tạo ra thêm nội dung, sống cùng nó, hình thành nó và viết thêm nhiều chương nữa.”
Bây giờ là đến lượt của bạn. Nếu Susan có thể làm được tốt công việc (khi phải nuôi dạy 5 đứa con), bạn cũng có thể làm được điều ấy.
Hãy tiếp tục tiến lên. Bất kể thế nào.
Không có gì đảm bảo rằng bạn sẽ được trải nghiệm một hành trình tuyệt vời như Susan.
Những cũng sẽ không có gì không thể đảm bảo cho bạn một hành trình tương tự như vậy.
Nguồn hình: Internet