Chấm dứt một công việc khốn khổ.

Lượt xem: 29,992

Bạn đang chán ngấy với công việc của mình? Bạn chưa bao giờ cảm thấy dễ chịu khi nghĩ về công việc hay thức dậy vào mỗi sáng Thứ Hai? Hay bạn luôn cảm thấy mình bị phản đối, cuộc sống chẳng có gì vui vẻ: làm việc với một ông chủ độc đoán, các đồng nghiệp thì luôn chống đối và gậy ra những sai lầm ngớ ngẩn… Nói tóm lại, bạn dường như đang lâm vào một tình trạng không thể chịu đựng nổi. Và nếu cứ tiếp tục như thế này, trong một ngày không xa cuộc sống của bạn sẽ trở nên rất tồi tệ. Vậy, vấn đề là do đâu và làm cách nào để vượt qua khó khăn này?

Bạn tham gia quá nhiều vào những cuộc bàn luận, nói xấu công ty của các đồng nghiệp, những người đang bất mãn với công ty, những người mà lúc nào họ cũng nhìn thấy sai lầm, khuyết điểm của người khác. Để tránh cho mình không giống họ - lúc nào cũng thấy mọi thứ xung quanh thật tồi tệ, tốt nhất bạn nên tránh xa những cuộc trò chuyện, bàn luận như thế này. Vì đây giống như một căn bệnh truyền nhiễm, chúng rất dễ lây lan; để mình không trở nên cáu giận, khó chịu bạn hãy tránh xa chúng ra.

Làm mãi một công việc mà không có những thử thách, không có những thay đổi. Một công việc được làm hết ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác mà không có sự thay đổi, không có sự điều chỉnh sẽ khiến bạn bị đông cứng cảm xúc của mình, bạn sẽ chẳng còn một niềm hứng thú, say mê nào cho công việc của mình nữa. Hãy mạnh dạn thay đổi suy nghĩ, thay đổi cách thức làm việc quen thuộc xưa nay, thậm chí là thay đổi luôn công việc nếu có thể.

Để làm được việc này, bạn có thể tìm đến các chuyên gia, những người có kinh nghiệm lâu năm trong các lĩnh vực. Sự từng trải, những kinh nghiệm của họ sẽ giúp bạn có được những lời khuyên thật sự hữu ích. Và nếu bạn tốt nghiệp ở các trường Cao đẳng, Đại học hãy tìm đến các Trung tâm dịch vụ việc làm nơi đây để tìm kiếm cơ hội mới cho mình, hoặc có thể nhờ sự giới thiệu của bạn bè người thân hay các website tuyển dụng, … Nói chung, ở bất cứ nơi đâu mà bạn có thể có cơ hội được được một công việc như ý muốn.

Không có khả năng tự trau dồi để phát triển cho mình. Bạn hài lòng với khả năng, trình độ hiện tại của mình. Thật ra thì yêu câu công việc cũng không đòi hỏi bạn phải nỗ lực nhiều hơn như hiện tại, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn không cần phải phấn đấu, không cần phải nỗ lực thật nhiều như các sinh viên mới ra trường. Các sếp có thể không đòi hỏi bạn phải thật cố gắng, nhưng trong một thị trường lao động năng động như hiện nay, nếu bạn sớm bằng lòng với những khả năng mình đang có cũng đồng nghĩa với việc bạn đang đào thải chính mình. Tại sao phải đợi một ai đó nhắc nhở, thúc đẩy bạn mới hành động? Sẽ không bao giờ có một một ai quan tấm đến những kỹ năng cá nhân và sự phát triển của bạn bằng bạn. Và bạn cũng chính bạn là người nhận được nhiều nhất từ thành quả ngọt nào của sự nỗ lực này.

Làm việc cho một “ông chủ tồi”. Những ông chủ tồi thì hiếm khi bạn có thể thay đổi được trừ phi có những biến cố lớn lao xuất hiện. Nhưng bạn có thể đợi được bao lâu để chờ các “biến cố” này xảy ra nhằm hy vọng chúng sẽ thay đổi được các “ông chủ tồi” – người đang khiến cho công việc của bạn ngày càng khốn khổ? Thay vì chờ đợi, tốt nhất bạn hãy rời khỏi họ nhanh chóng, tìm cho mình một công việc mới, một người chủ mới.

Làm việc cho một “công ty tồi”. Một công ty mà lĩnh vực kinh doanh của họ có dấu hiệu phi pháp, lừa dối khách hàng, hứa với nhân viên rất nhiều nhưng chẳng bao giờ giữ lời hứa. Nếu chẳng may phải làm việc ở đó, bạn phải rời khỏi nơi ấy nhanh nhất có thể. Những công ty như thế chẳng thể nào thích hợp với những người lương thiện, đúng hơn nó chỉ thích hợp với những “kẻ vô lại”. Dù cho ở đây có mức lương thật hấp dẫn đi chăng nữa, bạn cũng không nên làm việc ở những nơi như vậy.

Làm việc cho một công ty luôn trong tình trạng sắp phá sản. Tôi không muốn rằng bạn phải nhanh chóng rời bỏ một công ty tốt khi chúng có nguy cơ bị phá sản hay đang gặp một số khó khăn, dù cho bạn đã nhiều năm gắn bó với nơi đây, bởi vì hầu như các công ty đều có những thời điểm rất khó khăn. Tuy nhiên, nếu như bạn đang làm việc cho một công ty mà chúng luôn trong tình trạng sắp bị phá sản thì liệu chúng có đem đến cho bạn một sự lạc quan hay niềm tin ở tương lai? Bởi vì điều này không chỉ liên quan đến sự nghiệp mà còn là cuộc sống của bạn. Và liệu bạn có thể xoay chuyển được tình trạng tồi tệ này? Điều đó chỉ đúng khi bạn ở những vị trí quan trọng như giám đốc hay chủ tịch Hội đồng quản trị.

Bạn đã làm việc rất cố gắng và có những ý tưởng rất hay để cải tiến môi trường làm việc, đóng góp cho sự phát triển của công ty, nhưng tất cả những điều đó đã bị phớt lờ hay tệ hơn là chúng bị coi như không có. Một công ty mà có cách xử sự như vậy với nhân viên của mình thì dù cho có những phúc lợi hay chính sách tốt đến như thế nào cũng không đáng tin cậy, về lâu dài sẽ làm nảy sinh câu hỏi: Giá trị của một nhân viên ở mức độ nào? Và bạn sẽ khó mà nhiệt tình làm việc như trước nếu rơi vào tình cảnh như thế.

Bạn chán ngấy với mức lương “không đổi”. Công việc của bạn sau nhiều vẫn chỉ nhận được mức lương hầu như không khác mấy như khi những ngày mới bước chân vào công ty, nói đúng hơn, bạn luôn phải nhận một mức lương “tối thiểu”. Trung bình lương nhân viên sẽ được tăng từ 5 – 10% mỗi năm, và bạn cũng có thể thăm dò mức lương của các công ty khác qua bạn bè, người thân của mình để từ đó biết được lương của mình đang ở mức nào. Vấn đề là công ty bạn đang làm việc thì không nghĩ vậy, họ trả lương cho bạn sau bao nhiêu năm vẫn như thế. Vậy thì, bạn có thể xác định được đâu là nguyên nhân khiến cho mình cảm thấy chán nản như thế. Để thay đổi, không còn cách nào khác là bạn nên tìm cho mình một sự lựa chọn tốt hơn.

Cuộc sống không phải lúc nào cũng theo ý muốn của mình, ngay cả trong công việc cũng vậy, đôi khi có những điều khiến cho ta cảm thấy dường như không thể chịu đựng nổi. Do đó, xác định được nguyên nhân của vấn đề để nhanh chóng có cách khắc phục là điều rất cần thiết. Sẳn sàng từ bỏ mọi thứ để làm lại từ đầu hay cải thiện để chúng trở nên tốt hơn, bất cứ điều gì khiến bạn hài lòng thì nên tiến hành ngay, tất cả nằm trong tay bạn.

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay