Chấm dứt nhảy việc.

Lượt xem: 33,553

 

 

Nhảy việc là một đề tài được bàn luận sôi nổi, phái ủng hộ cho rằng những tài năng nên tìm những cơ hội tốt hơn sau một vài năm làm việc. Phái phản đối nói rằng nhảy việc có thể gây bất lợi cho những khao khát hướng nghiệp lâu dài.

Giải pháp cho việc nhảy việc là gì và tại sao nó tốt hơn? Làm thế nào để một cá nhân chọn một công ty cho sự nghiệp lâu dài? Làm thế nào để một công ty thu hút nhân tài làm việc lâu dài?

Hãy cùng cân nhắc quyết định ra đi hoặc ở lại:

Thay đổi môi trường làm việc mới


Tại những nước phát triển đặc biệt những nơi có thị trường lao động nóng bỏng, nhân viên thay đổi việc làm mỗi hai năm hoặc ít hơn là rất thông thường. Đối lập với việc này, tại những nước đã phát triển, nơi mà người ta thay đổi việc làm trong hai năm là rất hiếm hoi.

Ngay cả những nghiên cứu về những người hay nhảy việc, trong thời gian dài, thay đổi nhiều việc làm có thể ảnh hưởng không tốt đến con đường sự nghiệp. Nếu bạn muốn tham gia vào lực lượng lao động toàn cầu, nên chú ý đến những chính sách và quan điểm của thị trường lao động nước ngoài.

Biểu đồ học tập

Đặc biệt, khi một người bắt đầu làm việc trong một công ty mới, họ sẽ trải qua thời gian trăng mật. Trong khoảng thời gian này, công ty và công việc đối với họ rất thích thú. Nhân viên cũng sẽ đi qua biểu đồ học tập nơi mà anh ta cần học hỏi về công việc và cách thực hiện nó trong công ty mới.

Biểu đồ học tập của nhân viên có thể từ 3 đến 6 tháng. Một số người cho rằng công ty không sử dụng toàn năng suất lao động của người nhân viên cho đến khi người nhân viên này làm việc tại công ty khoảng 9 tháng hoặc 1 năm.

Vì thế nếu một nhân viên thay đổi công ty từ 18 đến 24 tháng, điều này báo hiệu cho ban quản trị rằng họ sẽ không bao giờ nhận được những thành quả lớn từ nhân viên.

Nếu một nhân viên hy vọng nhận được thư giới thiệu từ công ty mà mình làm việc chỉ trong 18 tháng, nên chuẩn bị tư thế cho việc nhận xét từ ban quản trị của công ty là người nhân viên này không đạt năng suất lao động. Hầu hết những nhà quản lý sẽ không tác động đến thành tích lao động trong "thời gian học tập" hoặc "thời gian trăng mật". Họ chỉ đơn giản báo cáo rằng người nhân viên không đạt năng suất làm việc

Những nhân viên mà nhảy việc thường xuyên, nói chung có những kinh nghiệm yếu kém. Ví dụ nếu bạn đã làm việc trong 10 năm, nhưng trong thời gian này bạn thay đổi công ty mỗi 2 năm, và bạn cần 1 năm để đạt năng suất cao tại mỗi công việc, vì thế mặc dù đã đi làm 10 năm, bạn chỉ có 5 năm kinh nghiệm thật sự.

Bài học cuối cùng liên quan đến biểu đồ học tập là sự phát triển các kỹ năng mà có thể giúp bạn tăng trưởng và tạo những kết quả nhanh chóng. Công ty thích những nhân viên có thể bắt tay vào làm việc và tạo ra kết quả thành công nhanh nhất.

Câu hỏi mà tôi thường hỏi các ứng cử viên trong buổi phỏng vấn là "Làm thế nào để một nhân viên tạo ra được kết quả tốt nhất trong công ty bạn?" Câu hỏi này giúp tôi biết được ứng cử viên hiểu về văn hóa hướng về kết quả, hoặc biết được cách làm việc trong môi trường này.

Cũng có một quan điểm cho rằng nhân viên nhảy việc thường thất bại trong việc cập nhật với kỹ thuật và thế giới kinh doanh. Thay vì ở lại với một công ty và học những kỹ thuật cụ thể, người nhân viên này rời bỏ công ty sau một thời gian ngắn. Những nhân viên này thường có một kiến thức chung chung về lĩnh vực mà mình đang làm thay vì một kiến thức sâu sắc.

Giải pháp

Giải pháp cho việc nhảy việc là gì? Bạn cần hiểu công ty có thể góp phần vào sự nghiệp lâu dài của bạn như thế nào. Những công ty thường tìm những nhân viên sẵn sàng cho sự nghiệp lâu dài. Đổi lại nhân viên nên tìm hiểu về loại sự nghiệp lâu dài mà công ty sẽ tạo ra cho họ.

Đơn giản, nếu công ty muốn tìm những nhân viên ổn định (những người làm việc từ 3 đến 4 năm ở mỗi công ty) nhân viên cũng nên tìm những công ty ổn định.

Cố gắng tìm xem tỷ lệ nghỉ việc tại công ty tương lai. Nếu có thể, nói chuyện với những người nhân viên cũ và hiện tại của công ty để tìm hiểu thêm. Những sinh viên mới ra trường được khuyến khích làm như vậy.

Những nhân viên rời bỏ một công ty sau một chương trình huấn luyện 12 đến 18 tháng, thường gây bất lợi cho sự nghiệp và lý lịch của mình.

Đây là một dấu hiệu rõ ràng cho bất kỳ nhà tuyển dụng nào, trong khi nhà tuyển dụng tạo điều kiện cho nhân viên được đào tạo lâu dài, việc này không được đáp lại từ người nhân viên.

Sự tận tâm

Sự tận tâm của một nhân viên tương lai cho một công ty là chìa khóa chính mà nhà tuyển dụng muốn đánh giá tại buổi phỏng vấn.

Trong buổi phỏng vấn, công ty sẽ cố gắng tìm hiểu ứng cử viên nghĩ thế nào về sự nghiệp của mình. Câu hỏi phỏng vấn thông thường là: Ứng cử viên sẽ thấy bản thân mình trong năm đến 10 năm như thế nào?

Nó có thể khó khăn để biết được tương lai của bạn sau 20 năm, nhưng từ năm đến 10 năm là thời gian thích hợp để dự đóan sự tăng trưởng nghề nghiệp. Hầu hết các ứng cử viên hiểu rõ về cái họ cần, nghĩa là kiếm việc làm và làm việc trong nhiều năm, thu nhập kinh nghiệm và có cuộc sống kinh doanh. Bạn biết cái bạn cần không?

Văn hóa

Những sinh viên mới ra trường sẽ khám phá ra rằng có nhiều loại văn hóa công ty. Một số rất chuyên quyền, một số khác rất linh hoạt và có tinh thần đồng đội.

Cũng có những môi trường làm việc hướng tới kết quả. Những công ty này quảng bá một văn hóa thăng tiến nhanh. Trong khi đó có những công ty khuyến khích môi trường làm việc gia đình

Hoà hợp vào văn hóa là rất quan trọng. Nếu một người được đào tạo từ môi trường gia đình và được đặt vào văn hóa thăng tiến nhanh và hướng về thành tích, kết quả có thể rất bi quan.

Đó là lý do tại sao bạn phải cân nhắc loại văn hóa công ty mà bạn thích. Tốt nhất nên đánh giá nó trong thời gian phỏng vấn.

Người tuyển dụng cũng cần đánh giá khả năng xử lý áp lực, công việc và thất bại của ứng cử viên. Để ứng cử viên gặp những thành viên trong đội là ý kiến tốt cho người tuyển dụng.

Sự nghiệp là một phần lớn trong cuộc sống của bạn. Thay đổi công việc quá nhanh có thể ảnh hưởng xấu đến sự nghiệp đồng thời sự đều đặn và ổn định có thể giúp bạn trong cuộc sống lao động.

 

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay