Chân dung một nhân viên hoàn hảo
Lượt xem: 15,989Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Thế nào là một nhân viên hoàn hảo: Có năng lực? Bề dày thành tích trong công việc? Hoàn thành mọi kế hoạch đúng thời hạn?...
Đó là những yếu tố giúp bạn trở thành một nhân viên giỏi. Để đạt đến ngưỡng của một nhân viên hoàn hảo trong mắt mọi người, nhất là cấp trên, bạn cũng cần tập cho mình những đức tính sau
Luôn tôn trọng mọi người
Hãy thể hiện sự tôn trọng của bạn đối với những người làm chung cơ quan. Làm sao để bạn chứng minh điều này?
· Tôn trọng ý kiến cá nhân: Hãy tôn trọng ý kiến cá nhân của các đồng nghiệp về các vấn đề liên quan đến công việc, cho dù những ý kiến của họ khác xa với quan điểm của bạn thì đó cũng là những đề xuất mà mọi nguời cần quan tâm thảo luận. Tôn trọng tất mọi ý kiến của mọi người không chỉ tạo cho bạn hình ảnh chuyên nghiệp mà còn giúp công ty tìm ra được những giải pháp hay nhất từ sự đóng góp ý kiến của mọi người.
· Tôn trọng các đồng nghiệp qua những biểu hiện giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày. Đừng quên lời chào mỗi buổi sáng với sự nhiệt tình thân thiện. Đừng biểu hiện lời chào như một phép xã giao bất đắc dĩ. Át hẳn bạn cũng cảm thấy ái ngại khi nhận được lời chào buổi sáng của một người bạn đồng nghiệp với một vẻ mặt lạnh tanh. Vui vẻ thân thiện với đồng nghiệp ở cơ quan, bạn sẽ thấy không khí và công việc trở nên nhẹ nhàng hơn, trút bớt những áp lực và hiệu quả làm việc cũng sẽ cao hơn.
· Tôn trọng công việc của mọi người: Hãy để cho các đồng nghiệp bạn nhận thấy bạn tôn trọng những công việc và công sức của họ. Có thế bạn không đồng ý với phương án thực hiện cũng như kết quả đạt được, tuy nhiên với từng ấy công sức và thời gian mà họ đầu tư vào công việc ấy cũng đủ đáng để bạn thể hiện lòng tôn trọng.
Luôn bổ sung cập nhật kiến thức
Kiến thức chính là chìa khóa giúp bạn mở toang mọi cánh cửa sự nghiệp trong cuộc đời mình. Môi trường lao động và công việc ngày càng luôn thay đổi với một tốc độ chóng mặt, sự phát triển của công nghệ kỹ thuật cao không có giới hạn, nếu không liên tục bổ sung kiến thức mới có ích cho công việc bạn sẽ bị tụt lại phía sau ngay lập tức.
Để theo kịp và nổi bật giữa mọi người, cách tốt nhất là dành thời gian học và rèn luyện thêm những kỹ năng cần thiết không chỉ cho hiện tại mà còn cho cả tương lai. Như vậy, bạn đã tự tăng thêm giá trị của chính mình, giúp cũng cố vị trí hiện tại và tạo cho mình nhiều cơ hội thăng tiến sắp tới.
Thật sai lầm khi bạn cho rằng bạn không có cơ hội học hỏi nâng cao kỹ năng bởi vì công ty không mở các khóa đào tạo huấn luyện cho nhân viên. Bạn vẫn luôn luôn có thể học hỏi tiếp thu những kiến thức mới ở khắp nơi, từ những người đồng nghiệp xung quanh, từ sách vở tạp chí, internet…Bổ sung kiến thức là quyền lợi và trách nhiệm của chính bạn chứ không phải bạn làm hộ cho công ty hay cho ông giám đốc.
Biết giao tiếp
Giao tiếp là một yếu tố tạo nên sự thành công của mọi người, dù họ làm việc ở vị trí nào, lĩnh vực nào.
Giao tiếp không chỉ đơn giản là nói và trình bày những suy nghĩ của mình đúng cách. Đó chỉ là một nữa của quá trình giao tiếp. Bên cạnh đó, bạn còn phải biết lắng nghe ý kiến của những người xung quanh
Một phần quan trọng của kỹ năng giao tiếp là tiếp nhận và đưa ra những ý kiến phản hồi về một vấn đề nào đó. Chú ý và sẳn sàng tiếp nhận mọi thông tin có thể đó là những lời phê bình hay nhận xét tiêu cực, cũng như khi đưa ra lời bình luận, hoặc trình bày quan điểm của mình, bạn cũng cần phải thể hiện sao cho lịch sự, thân thiện và đầy đủ lý lẽ.
Cẩn thận và nhận rõ tầm quan trọng của mọi vấn đề
Bạn phải nhận thức được tầm quan trọng của mọi vấn đề. Lời nói như bát nước đổ đi không thể thu hồi lại trọn vẹn, suy nghĩ cẩn thận trước khi phát ngôn không bao giờ thừa cả.
Sự đố kỵ chính là bạn đồng hành của thất bại, bạn nên nhìn nhận và tán thưởng thành tích của những đồng nghiệp chung cơ quan. Có như thế, lời nói, hành động, sự cộng tác của bạn đã là một động lực giúp họ có thêm sự tự tin trong công việc. Và như vậy, bạn đã trở thành người không thể thiếu được trong một tập thể.
Luôn có mặt trong những tình thế khó khăn
Trở thành người đáng tin cậy để mọi người tham khảo ý kiến những khi những vấn đề rắc rối phát sinh. Hãy lắng nghe và đóng góp ý kiến và quan điểm của bạn về những tình thế trở ngại ấy. Bạn có thể đưa ra những giải pháp giúp giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, bạn phải biết nhận ra giới hạn của thuyết phục và độc đoán, đừng biến mình thành người áp đặt suy nghĩ chủ quan lên những người khác.
Một người luôn sẳn sàng chia sẽ và góp phần giải quyết những khó khăn là một đồng nghiệp mà mọi người đều tin cậy, một nhân viên mà bất kỳ người quản lý nào cũng muốn tuyển dụng.