"Chân dung" người phỏng vấn

Lượt xem: 26,298

Thông thường các ứng viên luôn có cảm giác lo sợ và ngại ngần với nhà tuyển dụng khi phỏng vấn xin việc. Điều này đã vô tình tạo ra rào cản giữa ứng viên và người phỏng vấn.

Thực tế các nhà tuyển dụng có "đáng sợ" như vậy không? Dưới đây là một số điều bạn nên biết về họ:


Luôn cố gắng giúp ứng viên cảm thấy thoải mái nhất
“Tôi luôn bước vào mỗi buổi phỏng vấn với suy nghĩ rằng tất cả các ứng viên này đều rất giỏi và tôi chắc sẽ phải cân nhắc và suy nghĩ cẩn thận mới có thể chọn ra được một người” - Christine Peterson, phó chủ tịch Công ty tiếp thị TripAdvisor, nói.

Bà cho rằng việc có thêm các kỹ năng và kinh nghiệm vượt trội sẽ giúp bạn vượt lên các ứng viên khác. Để giúp ứng viên bộc lộ được hết khả năng của bản thân, bà luôn cố gắng tỏ ra thân thiện và đôi khi kể vài câu chuyện cười nhằm giúp ứng viên thoải mái đầu óc.

Không muốn nghe một “kịch bản” được chuẩn bị trước
Mary Gormandy White, chuyên gia tư vấn của công ty Mobile Ala, "mách nước": "Những người phỏng vấn đủ thông minh để nhận ra ứng viên nào có tài thực sự, vì thế bạn sẽ chỉ lãng phí thời gian nếu cứ chăm chăm vào những điều đã học thuộc tối qua để trả lời phỏng vấn".

Do đó theo Mary Gormandy White, ứng viên nên nói ra những suy nghĩ thật và tự đánh giá khả năng bản thân để "lấy điểm" với nhà tuyển dụng.

Không mong chờ bạn sẽ trả lời được tất cả các câu hỏi
“Các nhà tuyển dụng hứng thú với nội dung và cách trình bày câu trả lời của bạn hơn là việc bạn cố gắng trả lời hết các câu hỏi mà không có kiến thức thực sự” - Linda Finkle, nhân viên quản lý cấp cao của một công ty đặt trụ sở tại Potomac, nói.

Lời khuyên dành cho bạn là nếu không thể trả lời câu hỏi nhà tuyển dụng đưa ra, bạn hãy thẳng thắn thừa nhận. Tuy nhiên, bạn cũng nên đưa ra một vài suy nghĩ của bạn về câu hỏi đó.

Muốn biết chắc bạn thực sự muốn làm việc cho công ty họ
Theo Michele Minten, giám đốc trung tâm tuyển dụng tại Chicago, một trong những điều khiến ứng viên không ghi được điểm với nhà tuyển dụng là không thể hiện được sự hứng thú và nhiệt tình với vị trí ứng tuyển cũng như với công ty.

“Khi nghe một ứng viên bày tỏ sự nhiệt tình và niềm đam mê được làm việc trong lĩnh vực tiếp thị cũng như mong muốn phát triển hơn nữa các mặt hàng của công ty, tôi đã muốn nhận ngay người đó" - Christin Peterson, phó chủ tịch công ty tiếp thị TripAdvisor, nói.

 

Bài viết khác

Nhấn xem ngay bài viết để hiểu rõ marketing là gì, những công việc bạn có thể làm sau khi tốt nghiệp và những điều cần biết khi bước chân vào ngành nhé!

Xem thêm

Hướng dẫn cách viết sơ yếu lý lịch xin việc việc chi tiết, đơn giản, giúp chinh phục được nhà tuyển dụng. Cùng đọc hết bài viết này để nắm được các yêu cầu bạn nhé!

Xem thêm

Hướng dẫn viết thư xin việc chuẩn giúp bạn tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng. Những bí quyết trong bài viết này chắc chắn sẽ giúp bạn kiếm được công việc tốt!

Xem thêm

Bạn đang tìm kiếm mẫu đơn xin việc ấn tượng để thu hút nhà tuyển dụng? Bài viết này sẽ cung cấp top mẫu đơn xin việc hiệu quả nhất. Nhấn xem ngay thôi nào

Xem thêm

Bạn đang ấp ủ ước mơ chinh phục công việc mơ ước? Hãy bắt đầu hành trình bằng cách tạo hồ sơ mới, ấn tượng tại CareerViet.vn! Tham gia Minigame "Tạo tài khoản mới - Nhận quà phơi phới" ngay hôm nay.

Xem thêm

Thành phần gia đình là gì? Hướng dẫn và những lưu ý khi điền thông tin thành phần gia đình vào sơ yếu lý lịch cho đúng. Cùng tìm hiểu nhé!

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay