Chiến lược cho một cuộc phỏng vấn thành công

Lượt xem: 15,467

 

 

Phỏng vấn xin việc là một phần nhỏ trong quá trình tuyển dụng nhưng nó lại đóng một vai trò vô cùng quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định của nhà tuyển dụng. Do đó, nếu bạn đang nghĩ đến việc tìm đến một cơ hội mới sau một thời gian cống hiến với công ty hiện tại thì đã đến lúc bạn cần phải tìm mọi cách để thành công trong cuộc phỏng vấn sắp tới.
Đặc biệt nếu vị trí mong muốn của bạn liên quan đến việc quản lý thì kỹ năng thuyết trình và sự tự tin thực sự cần thiết. Bằng cách chú ý đến những điểm nhấn trong chiến lược phỏng vấn, bạn có thể tạo được ấn tượng tốt và có được một công việc như mong muốn.

Hiểu được tầm quan trọng của những phút đầu tiên

Theo khảo sát của CareerViet, hầu hết các nhà tuyển dụng đều nói rằng những phút đầu tiên của cuộc phỏng vấn thông thường có tính chất quyết định. Và họ chỉ chú ý và đánh giá các ứng viên trong 10 phút đầu mặc dù buổi phỏng vấn có thể diễn ra trung bình 55 phút đối với vị trí nhân viên và 85 phút cho vị trí quản lý.

Điều này cho chúng ta thấy được tầm quan trọng của những phút đầu trong buổi phỏng vấn, đó chính là sự xuất hiện của bạn, từ cái bắt tay đến ánh mắt, tất cả phải thể hiện sự nhiệt tình, tự tin và chuyên nghiệp.

Chuẩn bị trả lời trước các câu hỏi

Bạn cần phải biết được mình cần nói gì và không nên nói gì trong cuộc phỏng vấn. Thông thường những điều này liên quan đến những phút đầu tiên của cuộc phỏng vấn. Cho nên, mục tiêu của bạn nên phù hợp với yêu cầu của nhà tuyển dụng, trả lời đúng các câu hỏi mà người phỏng vấn thường hay hỏi như:

- Anh (chị) tự hãy nói đôi chút về bản thân? Bạn có thể nói đến những kết quả đạt được, tuy nhiên chúng phải có liên quan đến công việc.

- Anh (chị) biết gì về công ty chúng tôi? Nghiên cứu công ty trước khi bạn bắt đầu cuộc phỏng vấn và chuẩn bị để thể hiện những kỹ năng và kinh nghiệm mà chính chúng đã giúp bạn có được thành công.

- Tại sao anh (chị) lại muốn làm việc ở công ty chúng tôi? Dù đó có phải là giá trị hay sự nổi tiếng về những thành công của công ty đi chăng nữa thì những lý do đặc biệt giải thích tại sao bạn lại muốn làm việc ở đây luôn được các nhà tuyển dụng quan tâm.

- Tại sao anh (chị) lại rời bỏ công việc hiện tại? Hãy trả lời câu này thật khéo sao cho nó không thể hiện rằng bạn là bị mất uy tín với sếp cũ. Sau đó trở lại việc chú trọng đến những gì liên quan đến vị trí công việc cho cuộc phỏng vấn.

- Những thành công nào của bạn đáng nhớ nhất? Hãy thể hiện những kỹ năng, kinh nghiệm nổi bật giúp bạn có được thành công đó.

Hãy chứng minh những hiểu biết cơ bản về công ty

Thể hiện những hiểu biết của bạn về mục tiêu và triển vọng công ty bằng cách tìm kiếm thông tin trên các web hoặc các bài báo, các phương tiện thông tin đại chúng. Ngoài ra các mối quan hệ có thể cung cấp cho bạn chi tiết về văn hóa công ty, lịch sử, đối thủ cạnh tranh và những thử thách hiện tại.

Các nghiên cứu sẽ giúp bạn đưa ra nhiều câu hỏi cho nhà tuyển dụng. Từ đây, họ mới thấy được bạn là một người rất quan tâm đến công việc và công ty.

Giúp nhà tuyển dụng hiểu được giá trị bạn mang lại

Bạn có thể nổi bật hơn những ứng viên khác bằng việc đưa ra các câu trả lời giải thích rằng tại sao bạn lại phù hợp với công việc đó.

Thể hiện cá tính

Mặc dù bạn có thể đoán trước được các câu hỏi của nhà tuyển dụng thì cũng không nên trả lời như một bài thuyết trình mà hãy để nó diễn ra một cách tự nhiên, giống như một cuộc hội thoại thực sự và trong đó là sự tự tin của bạn.

Bạn nên thể hiện cá tính của mình trong các câu trả lời. Có thể pha chút hài hước nhưng không thái quá mà phải đúng thời điểm.

Dù những kinh nghiệm của bạn hoặc thời gian phỏng vấn có nhiều đến mấy, nhưng thành công của cuộc phỏng vấn luôn luôn phụ thuộc vào khả năng diễn thuyết của bạn. Bình tĩnh, tự tin để thuyết phục nhà tuyển dụng rằng bạn là ứng viên sáng giá nhất cho vị trí công việc này.

 

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay