Chiến lược để có một cuộc phỏng vấn thành công: kể những câu chuyện.
Lượt xem: 16,318Một cuộc phỏng vấn xin việc không phải chỉ để trả lời các câu hỏi
Nếu bạn đọc những quyển sách về cách phỏng vấn xin việc làm, bạn sẽ thấy một vài câu hỏi phù hợp với cuộc phỏng vấn của mình và bạn nên học cách trả lời những câu hỏi đó. Nhưng một cuộc phỏng vấn không chỉ để trả lời các câu hỏi của nhà tuyển dụng mà còn là cuộc trò chuyện giữa hai bên. Vì thế cách tốt nhất để chuẩn bị cho một cuộc phỏng vấn là chuần bị thật nhiều câu chuyện nhỏ về công việc trước đây và cuộc sống của bạn.
Thành công trong buổi phỏng vấn nhờ vào cuộc nói chuyện
Trái với những cuộc phỏng vấn mang tính truyền thống, ngày nay những cuộc phỏng đều mang tính hóc búa và đòi hỏi kỹ năng của ứng viên. Trong một cuộc phỏng vấn truyền thống, nhà tuyển dụng sẽ hỏi các ứng viên là họ có kỹ năng và kiến thức phù hợp với công việc này hay không. Nhưng trong một cuộc phỏng vấn mang tính hóc búa thì ngoài việc hỏi những câu hỏi truyền thống thì nhà tuyển dụng còn hỏi thêm về tính cách và khả năng của bạn xem có phù hợp với văn hóa công ty của họ không. Đây được gọi là “ những kỹ năng ứng xử ”
Nhà tuyển dụng sẽ dành nửa tiếng đồng hồ đê hỏi về các kỹ năng công việc của bạn và nửa tiếng về kỹ năng ứng xử của bạn. Ông hoặc bà ta sẽ tìm bằng chứng xem bạn đã thể hiện như thế nào trong những tình huống thực tế trước đây. Vì thế việc chuẩn bị sẵn sàng những câu chuyện của mình và thảo luận chúng trong suốt buổi trò chuyện giũa bạn và nhà tuyển dụng là một cách hữu hiệu để đối phó với kiểu phỏng vấn này.
Những ưu tiên của nhà tuyển dụng
Những điều mà nhà tuyển dụng muốn tìm ở bạn là:
- Bạn là một người hữu dụng hay phiền toái? Hay nói cách khác, bạn sẽ kiếm tiền hay giữ tiền của công ty?
- Bạn có tinh thần đồng đội hay không? Bạn sẽ thích hợp với loại công việc mang tính hệ thống liên kết hay độc lập một mình? Bạn có thể đưa ra những đề nghị của riêng mình hay không?
- Bạn sẽ phù hợp với nền văn hóa của công ty hay không? Bởi vì các nhà tuyển dụng không muốn bạn là những người tự cao tự đại.
Chiến lược trong việc kể những câu chuyện của bạn
Nhà tuyển dụng là người nghe những câu trả lời từ những câu hỏi trên và bạn, một ứng viên xin việc phải nắm bắt cơ hội đó bằng cách trả lời thật khôn ngoan. Bạn nên kể những câu chuyện về sự thành công của mình và mỗi câu chuyện chỉ nên kéo dài từ 30 đến 90 giây.
Bạn nên bắt đầu bằng việc phát triển những câu chuyện của mình xung quanh các khía cạnh sau:
- Những câu chuyện liên quan đến việc bạn kiếm tiền hoặc tiết kiệm được tiền cho công ty trước đây hoặc công ty hiện giờ bạn đang làm việc
- Một thời điểm khó khăn nào đó trong công việc hoặc cuộc sống và bạn đã vượt qua nó như thế nào.
- Bạn đã đóng góp gì cho công việc đội nhóm của mình trước đây với cương vị là một thành viên của đội.
- Bạn đã phải vượt qua những lúc căng thẳng trong công việc trước đây như thế nào.
- Công việc mà trước đây bạn đã thành công với cương vị của một ngưới quản lý hay lãnh đạo.
- Một thất bại trong công việc trước đây và cách mà bạn đã vượt qua được nó.
- Những sự kiện có tầm trọng đã xảy ra trong suốt sự nghiệp của bạn khiến bạn phải thay đổi hướng đi của mình và bạn đã xoay sở để thoát ra khỏi nó như thế nào.
Người ta thường nói hành động quan trọng hơn lời nói. Nhưng đôi khi chính việc thế hiện lời nói một cách khôn ngoan của bạn gây được ấn tượng sâu sắc đến nhà tuyển dụng. Họ sẽ thấy được một tính cách mạnh mẽ trong con người bạn và hãy biến những tính cách đó thành lợi thế cho bạn trong việc thuyết phục nhà tuyển dụng.
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :