Chiến lược giúp lãnh đạo trẻ “bắt nhịp” cùng nhân viên lớn tuổi

Lượt xem: 28,849

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :

Một trong những thách thức lớn nhất mà các lãnh đạo trẻ phải đối mặt đó chính là quản lý nhân viên có tuổi đời thực sự lớn, đủ để trở thành bố mẹ của họ. Khoảng cách tuổi tác trở thành rào cản khiến những người quản lý trẻ thuộc thế hệ Y (Generation Y) không thoải mái tham gia, thay vào đó họ có xu hướng xử lý tình huống trong vài cách giới hạn.

Từ những quan sát sau quá trình làm việc với nhiều quản lý trẻ, chuyên gia đã nhận thấy họ thường rơi vào hai nhóm. Nhóm thứ nhất có một chút bất an trước viễn cảnh toàn những người kỳ cựu ở xung quanh, nên có xu hướng tránh đương đầu với các tình huống phải phê bình nhân viên hiệu suất kém hoặc sẽ loại họ ra khỏi những việc quan trọng của tổ chức. Nhóm thứ hai lại đánh giá thấp người đứng tuổi, xem họ như rào cản đối với mục tiêu hoàn thành công việc, và chờ đợi cơ hội thay thế họ bằng những người trẻ hơn.

 

(Nguồn: Internet) 

 

Dưới đây là một vài chiến lược mà tác giả đã tích lũy được từ kinh nghiệm làm việc thực tế khi quản lý các nhân viên dày dạn hơn mình. Hãy cùng CareerBuider.vn tìm hiểu họ đã giữ được nhân tài bằng cách nào nhé!

 

1. Chấp nhận và sống chung với sự khác biệt tuổi tác

Generation Y hay Gen Y (*) có lợi thế khi làm những việc liên quan đến công nghệ cao và luôn bắt kịp xu hướng, nhưng Boomers­ (**) có thể mang lại những giá trị về kinh nghiệm và quan điểm thông qua nhiều thực tế thị trường khác nhau. Ví dụ, Boomers sẽ có kinh nghiệm từ thế giới phi kỹ thuật số và những kỹ năng giao tiếp cơ bản mà Millennials còn thiếu, trong khi đó Millennials lại có sức mạnh của web trong tay. Bằng cách thay đổi những sự khác biệt và học hỏi lẫn nhau, bạn có thể thực sự tạo ra một sự cân bằng hoàn hảo cho công việc.

 

2. Tập trung vào kết quả chứ không phải phương pháp

Rất dễ nhận ra là mỗi thế hệ sẽ có cách tiếp cận công việc khác nhau. Là quản lý, đôi khi chúng ta tập trung quá nhiều vào quá trình, và trở nên quan trọng hóa khi ai đó giải quyết vấn đề theo cách khác dự định của mình. Tạo cơ hội cho các nhân viên lớn tuổi tạo nên thành quả và giao trách nhiệm cụ thể với dự án là việc quan trọng. Với nhiều phương pháp khác nhau, có thể họ sẽ mang đến những giải pháp khả thi mà các thành viên khác chưa từng nghĩ ra để cả nhóm cùng bàn luận. Quản lý quá gắt gao những nhân viên kì cựu có thể làm chậm quá trình làm việc và ngăn chặn sự sáng tạo. Hãy ghép cặp họ với các nhân viên trẻ và chờ xem điều kỳ diệu xảy ra. Họ sẽ kịp thời mang đến những kết quả đáng kể.

 

3. Quên đi tuổi tác, tạo sân chơi bình đẳng

Hãy tôn trọng những đóng góp của mọi người, từ cấp thấp đến quản lý. Một nhóm sở hữu thành viên từ nhiều thế hệ khác nhau nghĩa là sẽ có nhiều góc nhìn và sự sáng tạo – điều này mang đến lợi thế cho doanh nghiệp – vậy nên hãy tận dụng. Bạn có thể sẽ bị quá tải với thông tin, xuất phát từ các quan điểm và ý kiến của mọi người. Nhưng hãy nuôi dưỡng một cảm xúc giữa các thế hệ rằng không có ý tưởng nào dở và để cho các ý tưởng tuôn trào. Quan trọng nhất là bạn và các đồng đội đều tôn trọng và xem xét tất cả các ý tưởng để cùng nhau đi đến một kết cuộc thành công. 

 

4. Giành lấy sự tôn trọng để gặt hái lợi ích

Nếu các thành viên trong nhóm có nhiều kinh nghiệm hơn, thì sự tôn trọng và tin tưởng của họ đối với các quyết định mà bạn làm cho công ty là rất cần thiết. Họ sẽ tôn trọng bạn vì bạn đã làm tốt công việc của mình. Đừng cố chứng tỏ bản thân, việc này không cần thiết bằng việc giữ lấy vai trò của bạn. Ghi nhớ rằng bạn cần thể hiện sự tôn trọng để được tôn trọng. Hãy chắc chắn là bạn luôn cởi mở với các ý kiến của thành viên nhưng cuối cùng bạn là người ra quyết định chính thức. Không nhất thiết nhân viên sẽ yêu mến bạn, nhưng quan trọng là họ tôn trọng cách mà bạn chỉ đạo công việc. 

 

5. Vận dụng quyền lực một cách công bằng

Khi bạn là quản lý trẻ, thật khó khăn khi phải đối đầu với nhân viên lớn hơn về những vấn đề bắt nguồn từ hệ giá trị truyền thống, điều buộc bạn phải có sự tôn trọng mặc nhiên dành cho người lớn tuổi. Nhưng trong giới hạn công việc, bạn cần tỏ rõ vai trò lãnh đạo và giải quyết các vấn đề hiệu suất của nhân viên, bất kể họ già hay trẻ. Quan trọng nhất là bạn không nên tạo ra bất cứ sự chiếu cố đặc biệt nào cho những thành viên lớn tuổi chỉ vì cảm giác không dễ chịu khi đối mặt với họ. Là trưởng nhóm, hãy xử lý mọi chuyện theo cách thật chuyên nghiệp và đầy tôn trọng.  

 

Chú thích:

(*) Gen Y (Generation Y): Hay còn gọi là Millennials, là những người sinh ra trong giai đoạn từ đầu thập niên 1980 đến đầu thập niên 2000. Millennials là thế hệ đầu tiên được tiếp cận công nghệ nhiều hơn và lớn lên cùng các phương tiện truyền thông xã hội, đồng thời là lực lượng lao động chủ lực của hiện tại và tương lai. 

(**) Baby Boomers Generation: Là những người sinh ra trong những năm 1946 – 1964. Thời kỳ hậu chiến khi tỷ lệ sinh sản gia tăng, có nhiều biến chuyển xã hội, thế hệ này chối bỏ các giá trị cũ, tái định nghĩa lại giá trị xã hội cổ truyền.

 

Bài viết khác

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm

Luật hấp dẫn là gì? Cách sử dụng và ứng dụng luật hấp dẫn thu hút tiền bạc, tình yêu đặc biệt là công việc. Click để xem ngay bài viết sau!

Xem thêm

Có lẽ, tuyệt kỹ sự nghiệp là thu phục nhân tâm, làm sao dù không giỏi nghiệp vụ mà vẫn điều binh khiển tướng". Ở vị trí càng cao, lại càng vận dụng thuần thục, dùng như không dùng, vậy mới hay! Việc dụng người làm sao để được lòng người, chọn đúng người, đúng việc. Ở thì vui mà đi thì không hối tiếc mới là đáng nể.

Xem thêm

Học Logistics ra làm gì? Mức lương ngành này là bao nhiêu? Tìm kiếm cơ hội việc làm cho ngành logistics ở đâu? Tìm hiểu ngay cùng CareerViet!

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay