Chiến lược thăng tiến: Lên chức thôi!

Lượt xem: 16,792

Để thăng tiến thành công, nên chứng tỏ năng lực tổ chức đội nhóm trong những chuyến dã ngoại của công ty

Khi đã làm việc thành thạo và biết cách ứng xử phù hợp, bạn chỉ cần các kỹ năng quản lý nữa là xứng đáng được đề bạt lên chức.

Ngại ngần gì?

Không ít bạn trẻ quan niệm quản lý là một mức rất khó “với” tới. Điều này dẫn đến tâm lý ngại phấn đấu trong công việc. Nên nghĩ rằng quản lý sơ cấp là một hệ quả bình thường mà người trẻ hoàn toàn có thể đảm đương được sau khi đã thành thạo công việc và tích lũy tốt các kỹ năng quản lý. Thường thì quản lý sơ cấp là một bước trung gian cần thiết trước khi trở thành một chuyên gia hay quản lý cao cấp. Nếu bạn đã có mục tiêu nghề nghiệp cụ thể và kế hoạch phấn đấu hợp lý thì khoảng từ 25 tuổi là bạn có thể trở thành một quản lý sơ hay trung cấp với các chức danh như: team leader (trưởng nhóm), supervisor (giám sát)...

Khi đã thành thạo công việc cũng là khi nhân viên đặt ra câu hỏi như: “Có nên đề nghị được tăng lương hay lên chức hay không?”, “Có công ty nào khác tốt hơn để “đầu quân” không?”... Nếu nhận thấy môi trường của công ty hiện tại phù hợp với bạn và bạn có thể thăng tiến được, việc đầu tiên không phải là “đùng đùng” đề nghị sếp tăng lương cho bạn mà cần phải tự trả lời câu hỏi: “Đối với công ty, vì sao bạn xứng đáng được tăng lương?”. Đa số doanh nghiệp đều có quy định khung lương cho từng vị trí cụ thể. Vì thế, tăng lương tương đương với đảm đương thêm trách nhiệm công việc, nói cách khác là lên chức. Mai Thi, chỉ 6 tháng mà “nhảy” đến 3 vị trí, “bật mí” bí quyết thăng tiến: “Mình quan tâm tìm hiểu định hướng và nhu cầu của công ty để phấn đấu cho phù hợp. Ngoài ra, mình cũng nghiên cứu sơ đồ công ty, tìm hiểu chức năng của các vị trí cao hơn để hiểu thêm những tiêu chuẩn cần phấn đấu. Đặc biệt, mình không ngại làm thêm những việc ngoài bảng mô tả công việc hay làm ngoài giờ khi công ty có nhu cầu mà không đòi hỏi thêm thù lao.”

Không thể thiếu cộng sự

Để được đề bạt lên các vị trí quản lý sơ cấp thì nhân viên trẻ ngoài việc là một người năng nổ, có trách nhiệm và cư xử phù hợp với đồng nghiệp thì còn cần phải chứng tỏ được rằng mình có ít nhất các kỹ năng lập và thực hiện kế hoạch, kỹ năng quản lý nhân sự, kỹ năng xây dựng đội nhóm. Thời gian là vàng bạc, một quản lý không chỉ cần làm kịp các công việc của riêng mình theo đúng tiến độ như lúc mong muốn trở thành một nhân viên thạo việc nữa mà còn cần phải quán xuyến công việc của cả nhóm. Nói cách khác, phải biết chẻ nhỏ mục tiêu ra theo từng việc cụ thể và phân phối cho các thành viên khác của nhóm. Ôm đồm công việc là điều mà nhiều quản lý còn “non tay” hay gặp phải bởi tâm lý ngại giao việc cho nhân viên, nghĩ mình có thể làm tốt hơn họ.

Tuy nhiên, nên nhớ, không ai có thể làm tốt công việc của hơn một vị trí chỉ trong trong 8 tiếng/ngày nơi công sở. Chúi mũi làm thêm ngoài giờ, bạn dễ khiến cấp trên đánh giá không tốt năng lực quản lý của mình. Vì thế, nếu muốn trở thành một nhà quản lý tốt, ngay từ khi là một nhân viên tương đối cứng tay nghề, bạn nên tập điều phối công việc với các đồng nghiệp với thái độ khiêm nhường. Khiêm nhường lúc này là cực kỳ quan trọng bởi nếu không, bạn sẽ không nhận được sự hợp tác của đồng nghiệp. Về lâu dài, đức tính này cũng giúp giữ vững cương vị khi bạn trở thành một nhân sự cao cấp.

Không ai có thể thành công lâu dài nếu không có được sự hỗ trợ của cộng sự, thông qua việc xây dựng tốt đội nhóm gắn kết để cùng làm việc hiệu quả. Do đó, nên rèn luyện cách cư xử tự tin nhưng cũng cần tôn trọng mọi người và lắng nghe quan điểm của người khác cho dù có thể địa vị họ không cao.

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay