Chiến lược tìm việc

Lượt xem: 1,097
Nhiều người quan niệm, tìm việc không hẳn đã quá khó. Lý do khiến cho nhiều ứng viên mãi chưa tìm được việc không hẳn là đòi hỏi quá cao ở nhà tuyển dung, mà đó chính là người tìm việc chưa có chiến lược tìm việc hợp lý và khoa học. Dưới đây là một số kiến thức mới cần thiết trong quá trình đi tìm việc, hy vọng cung cấp được những kỹ năng tìm việc quí giá.

Lập kế hoạch cá nhân

Đây là bước khởi đầu rất quan trọng cho đời sống và việc làm của bạn về sau. Trước hết, phải xác định được ngành, nghề hoạt động của mình. Điều này căn cứ vào ba yếu tố: mức độ yêu thích công việc, năng lực của bạn có tương quan với ngành nghề hay không và vị trí của ngành nghề này trên thị trường ra sao.

Sau khi hoàn tất công việc định hướng nghề nghiệp, bước tiếp theo là tìm hiểu đối tượng DN. Bạn có thể lựa chọn công ty đa quốc gia, công ty liên doanh - nước ngoài, công ty quốc doanh hoặc dân doanh sao cho phù hợp với năng lực và điều kiện cá nhân cũng như những mục tiêu phấn đấu của bản thân. Một câu hỏi lớn lúc này là tìm thông tin tuyển dụng ở đâu? (Xem bảng "Những công cụ săn việc hiệu quả").

Những nguyên tắc vàng của một đơn xin việc

Nội dung của đơn xin việc (ĐXV) là bày tỏ ước vọng cá nhân và mong muốn cùng hợp tác và phát triển với DN để thực hiện mục đích "thực tế" nhất là có một cuộc hẹn phỏng vấn. Về hình thức, tốt nhất nên đánh máy ĐXV, in bằng một trong hai màu kinh điển là đen hoặc xanh đậm và sử dụng không quá hai font chữ. ĐXV là phương tiện "đối thoại trực tiếp" giữa người tìm việc và DN, nên nội dung cần đề cập đến DN trước, đề cập đến cá nhân mình sau, sau đó là triển vọng hợp tác song phương. Tạo được cảm tình với nhà tuyển dụng (NTD) và tìm được tiếng nói chung ban đầu với DN qua ĐXV, coi như bạn đã nắm trong tay 30% khả năng có việc. Do đó, để tạo cá tính, cũng cần dùng từ ngữ tích cực, mang tính hành động như là "tổ chức", "thực hiện"... và tránh dùng những từ chỉ sự phủ định như "sẽ không"..., đồng thời tuân thủ các "nguyên tắc vàng" như: không khoác lác, khoe khoang quá đáng; không sử dụng lối hành văn nặng nề, nhàm chán; không tỏ ra "khốn khổ" quá vì thất nghiệp; không lập dị (như dùng giấy màu, giấy thơm có hoa văn, in màu diêm dúa)...

Các thể loại phỏng vấn phổ biến hiện nay

Theo các chuyên gia tư vấn việc làm, hiện nay trên thị trường lao động, phỏng vấn được chia thành 5 loại. Tùy theo điều kiện và đặc điểm riêng, mỗi DN áp dụng một loại phỏng vấn. Khi dự phỏng vấn, người tìm việc cần sớm nhận diện đấy là loại phỏng vấn gì và có cách hành xử phù hợp.

Phỏng vấn lý tưởng - là loại phỏng vấn được nhiều DN áp dụng nhất hiện nay. Đây thực chất là quá trình hỏi - đáp giữa NTD và ứng viên. Thông tin được trao đổi theo hai chiều, điều quan trọng là ứng viên phải trang bị càng nhiều thông tin về DN tương lai của mình càng tốt vì trong quá trình trao đổi liên tục như vậy, chắc chắn NTD sẽ hỏi: "Bạn biết gì về công ty chúng tôi?".

Phỏng vấn độc thoại - NTD sẽ dành phần lớn thời gian cho ứng viên để họ nói về nhiều vấn đề liên quan và chỉ đưa ra những câu hỏi khi cần. Chiếm 2/3 thời gian cuộc phỏng vấn, ứng viên phải chuẩn bị càng nhiều thông tin, nhiều ý tưởng càng tốt để tránh "thời gian chết" trong phần trình bày của mình.

Phỏng vấn áp lực - NTD sẽ dùng chiêu thức chỉ trích những điểm yếu của bạn qua cách ăn mặc, ngoại hình, hoặc khai thác những điểm yếu trong hồ sơ cá nhân của bạn... Bạn cần phải nhận thức rõ mục đích của NTD là đánh giá khả năng xử lý tình huống, khả năng đối phó với áp lực... của bạn vì trong công việc bạn sẽ gặp rất nhiều trường hợp gay cấn như vậy.

Phỏng vấn nội dung - kỹ thuật - hay còn gọi là phỏng vấn chuyên môn, ở đây lý thuyết được trao đổi rất ít, chủ yếu là DN đánh giá kỹ năng thực hành của ứng viên. Tùy theo lĩnh vực ứng tuyển, DN sẽ tạo điều kiện cho bạn chứng minh khả năng thực hiện công việc tại chỗ. Qua phần tự giới thiệu trong ĐXV cũng như căn cứ theo kết quả thực hành này, DN sẽ có sự nhìn nhận xác thực nhất về bạn.

Phỏng vấn trong không khí thoải mái - DN sẽ chủ động tạo không khí cởi mở, thân tình giữa một bên cần người hợp tác và một bên cần việc, đương nhiên qua đó DN cũng biết được bạn là ai, có phù hợp với công ty họ hay không. Cũng nên tránh sự thoải mái quá như tâm sự về đời tư, kể lể những chuyện vặt vãnh, nói chuyện không có chủ đề... nhằm thể hiện sự nghiêm túc, chững chạc của mình.

Bài viết khác

Mẫu CV xin việc đơn giản, đẹp, chuẩn giúp cho ứng viên chinh phục nhà tuyển dụng nhanh chóng. Tải/ Download ngay mẫu CV xin việc miễn phí, chuyên nghiệp nào!

Xem thêm

Hồ sơ xin việc là những giấy tờ liên quan đến ứng viên như CV, bằng cấp, chứng chỉ,... cần cung cấp cho nhà tuyển dụng. Tìm hiểu ngay những quy định về hồ sơ xin việc nhé!

Xem thêm

Nhấn xem ngay bài viết để hiểu rõ marketing là gì, những công việc bạn có thể làm sau khi tốt nghiệp và những điều cần biết khi bước chân vào ngành nhé!

Xem thêm

Hướng dẫn cách viết sơ yếu lý lịch xin việc việc chi tiết, đơn giản, giúp chinh phục được nhà tuyển dụng. Cùng đọc hết bài viết này để nắm được các yêu cầu bạn nhé!

Xem thêm

Hướng dẫn viết thư xin việc chuẩn giúp bạn tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng. Những bí quyết trong bài viết này chắc chắn sẽ giúp bạn kiếm được công việc tốt!

Xem thêm

Bạn đang tìm kiếm mẫu đơn xin việc ấn tượng để thu hút nhà tuyển dụng? Bài viết này sẽ cung cấp top mẫu đơn xin việc hiệu quả nhất. Nhấn xem ngay thôi nào

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay