"Chiến thuật" đề nghị tăng lương

Lượt xem: 43,830

Khi công ty thực hiện chính sách cắt giảm nhân sự, bạn chấp nhận làm thêm giờ cũng như thêm các trách nhiệm khác mà không phàn nàn.

Bạn xứng đáng được tăng lương, nhưng liệu có ổn khi chủ động đề nghị tăng lương với sếp, đặc biệt trong tình hình kinh tế có nhiều biến động như hiện nay?

Robert Barnett - một thành viên kỳ cựu của công ty luật danh tiếng William & Connolly (Mỹ) - cho rằng bạn hoàn toàn có thể làm như vậy. Ông cũng đưa ra một số lời khuyên sau khi đề nghị tăng lương:

Đừng chờ đợi tới khi nền kinh tế phục hồi

Nếu bạn định chờ đợi tới những ngày nền kinh tế ổn định và công ty phát triển, có lẽ bạn sẽ phải đợi một thời gian dài. Hãy chủ động tạo bước tiến khi bạn có thể chứng minh rằng mình xứng đáng được tăng lương, đó là dẫn chứng cụ thể về thành công bạn đạt được hay những ngày cuối tuần bạn phải làm việc.

Lựa chọn đúng thời điểm

Hầu hết các công ty đều có một vòng quay ngân sách nhất định, hãy tìm hiểu cụ thể về nó. Bạn nên nói với sếp về vấn đề này 2 tháng trước khi công ty ra quyết định tăng lương, chứ không phải sau đó 2 tuần.

Đừng nói chuyện vào chiều thứ sáu hoặc trước kỳ nghỉ bởi sếp có thể quên mất vấn đề này sau vài ngày nghỉ. Và cũng đừng yêu cầu tăng lương khi công ty đang gặp khủng hoảng, kể cả là khủng hoảng tài chính hay về nội bộ, nhân sự, lãnh đạo…

Chuẩn bị

Hãy chuẩn bị những lý do tốt nhất cho nhu cầu tăng lương của bạn, như bạn đã làm việc chăm chỉ ra sao, bạn đã đóng góp những gì cho công ty, tầm ảnh hưởng lớn của bạn tới những người khác… Bạn cũng nên tìm hiểu về hệ thống trả lương, cách thức ra quyết định của cấp trên. Hãy chuẩn bị để sẵn sàng thảo luận cởi mở với sếp về vấn đề này.

Yêu cầu sự giúp đỡ chứ không phải tiền bạc

Cách tiếp cận sếp tốt nhất là đề nghị sự giúp đỡ hơn là trực tiếp yêu cầu về tiền bạc. Hãy nói một cách lịch sự rằng: “Tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ của anh/chị về những điều tôi cần làm để có thể được tăng lương”.

Hầu hết mọi người đều thích người khác ca ngợi và coi là người cố vấn thông thái, sếp bạn cũng không phải ngoại lệ. Vì vậy, hãy dựa vào xu hướng đó.

Tiếp tục “đấu tranh” nếu không thành công

Nếu bạn không thành công, đừng thể hiện sự tiêu cực như “dọa” bỏ việc nếu bạn chưa có một nơi khác để đi. Hãy tiếp nhận sự thật bằng thái độ thân thiện. Thành công và may mắn sẽ đến với bạn vào lần tiếp theo.

Bài viết khác

Lương Net là gì? Sự khác biệt giữa lương Gross và lương Net, lợi ích mang lại cho người lao động là gì? Ứng viên nên thỏa thuận lương nào để có lợi cho mình hơn?

Xem thêm

Lương Gross là gì? Các doanh nghiệp thường thỏa thuận theo lương Gross. Tìm hiểu cách tính lương thực nhận, sự khác biệt giữa lương Gross và lương Net!

Xem thêm

Lương 3P là gì? Ý nghĩa, tầm quan trọng của lương 3P. Hướng dẫn cách tính lương 3P cho nhân viên sao cho đơn giản, chuẩn xác, nhanh chóng nhất

Xem thêm

Incentive bonus có ý nghĩa thúc đẩy người lao động cố gắng, tập trung và nỗ lực hoàn thành công việc. Đây là một trong những công cụ giữ chân nhân tài

Xem thêm

Một lúc nào đó trong sự nghiệp - bạn muốn nghỉ trọn vẹn một khoảng thời gian dài để đi học, đi du lịch hoặc đơn giản là để dành thời gian cho gia đình nhưng vẫn muốn giữ công việc hiện tại. Làm thế nào để sếp thông cảm và đồng ý?

Xem thêm

Bạn đang ở vòng cuối của quy trình tuyển dụng, bạn thực sự thích cơ hội này, nhưng mức lương lại thấp hơn kỳ vọng. Bạn sẽ thương lượng thế nào với nhà tuyển dụng để có được công việc mong muốn với mức lương chấp nhận được?

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay