Chiến Thuật Tìm Việc Hiệu Quả

Lượt xem: 14,067

Bạn đã đăng hồ sơ xin việc của mình lên mạng và thậm chí nộp đơn cho vài vị trí mà bạn thấy liệt kê ở đấy. Bạn cũng đang lùng kiếm như điên các thông báo tìm người trên báo, gửi thư giới thiệu và đơn xin việc cho những hồ sơ tuyển dụng phù hợp với bạn.

Còn việc nào khác mà bạn có thể làm để tìm việc? Hết rồi! Thật ra, chiến thuật tìm việc của bạn càng đa dạng thì càng hiệu quả.

Sau đây là 7 chiến thuật mà bạn có thể sử dụng để lần theo các cơ hội nghề nghiệp:

1. Liên lạc các tổ chức nghề nghiệp trong lĩnh vực của bạn

Các tổ chức nghề nghiệp toàn quốc, trong khu vực hoặc địa phương tồn tại phần nhiều là để giúp đỡ phát triển sự nghiệp của các thành viên. Nhiều tổ chức còn liệt kê các công việc cụ thể thuộc chuyên ngành trên trang web hoặc trong các ấn phẩm của họ.

2. Tham quan các trang web của công ty hoặc tổ chức

Nhiều công ty và tổ chức liệt kê các vị trí còn trống của mình trên website riêng của họ (thường là dưới các đề mục “Nghề nghiệp” hoặc “Cơ hội việc làm”).

3. Nộp hồ sơ trực tiếp cho công ty bạn quan tâm

Bạn có biết chính xác là mình muốn làm việc cho công ty X hoặc tổ chức Y? Nếu thế, hãy gửi một lá thư giới thiệu viết cẩn thận cùng đơn xin việc thẳng cho công ty, hoặc cho phòng nhân sự hoặc, thường hiệu quả hơn, cho người có khả năng quyết định tuyển người cho bộ phận bạn quan tâm. Không dễ dàng để biết được chính xác người cần liên lạc; thông thường, bạn sẽ phải tự đào sâu tìm hiểu.

4. Tìm đến trung tâm hướng nghiệp ở trường đại học

Hầu hết các trường đại học đều có một trung tâm hướng nghiệp với đội ngũ nhân viên là các chuyên viên tư vấn cùng những chuyên gia khác nhằm giúp đỡ các sinh viên quan tâm đến việc phát triển sự nghiệp. Tận dụng các dịch vụ hỗ trợ ngay bên mình, bởi lẽ tiền học phí của bạn đã bao gồm luôn các khoản đó.

5. Tham dự các hội chợ việc làm

Nhiều thành phố, đặc biệt là các thành phố lớn, tổ chức các hội chợ việc làm ở những địa điểm khác nhau trong năm. Hầu hết các trường đại học cũng có tổ chức hội chợ việc làm riêng của cá nhân trường hoặc kết hợp với các cơ sở khác. Hội chợ việc làm là cơ hội hiếm hoi đưa nhà tuyển dụng đến với bạn. Do vậy, hãy tham dự các hội chợ việc làm bất cứ lúc nào có thể.

6. Tìm đến các Trung tâm tuyển dụng hoặc các Công ty săn đầu người

Bên ngoài có các công ty chuyên giúp mọi người tìm việc. Một số trong đó thậm chí chỉ nhắm vào sinh viên đại học và những sinh viên mới tốt nghiệp. Rất có thể bạn sẽ tìm được sự giúp đỡ từ họ. Tuy nhiên, có một điều nên thận trọng: mặc dù hầu hết các tổ chức này nhận phí phục vụ từ nhà tuyển dụng (chứ không phải bạn, người tìm việc), một vài nơi lại kiếm tiền từ phía bạn. Do vậy hãy cẩn thận và nắm chắc rằng ai sẽ trả phí.

7. Xem xét những công việc ngắn hạn

Thông thường, bằng cách làm việc ngắn hạn cho một công ty, bạn có thể được tuyển dụng cho vị trí toàn thời gian, một vị trí chính thức, ổn định mà sau này có thể xuất hiện. Thậm chí khi nó không xuất hiện, công việc thời vụ cũng có thể giúp bạn tiếp cận với nhiều công ty khác nhau, gặp gỡ những người cùng ngành nghề yêu thích và nhận được mức lương tương đối khá.

Phương pháp tìm việc của bạn càng đa dạng thì bạn càng phát hiện ra nhiều cơ hội nghề nghiệp, càng tìm thấy nhiều cơ may và cuối cùng, nhận được công việc bạn thật sự thích thú.


Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay