Chinh phục 4 kiểu người phỏng vấn
Lượt xem: 63,807Ngay cả khi bạn đã chuẩn bị rất kỹ các câu hỏi thường gặp và luôn trong tư thế sẵn sàng để vượt qua cuộc phỏng vấn nhưng bạn vẫn lo ngại, hồi hộp không biết người phỏng vấn mình sẽ như thế nào. Có thể đó là một người cực kỳ khó tính và đang chờ đợi bạn gây ấn tượng? Người đó sẽ cho bạn một câu hỏi lọt bẫy? Hoặc làm bạn bối rối bằng một câu hỏi mẹo để biết được khả năng ứng đối của bạn?
Mỗi một nhà tuyển dụng sẽ có những tính cách riêng, nhưng tất cả họ sẽ có những điểm chung chúng ta cần biết để chuẩn bị trước. Dưới đây là bốn đặc điểm của người phỏng vấn bạn cần tinh ý nhận ra, khéo léo thuyết phục để họ thích mình.
1. The Poker Face (Người chơi bài Poker)
Những người này thường không cho bạn biết cuộc phỏng vấn sẽ diễn ra như thế nào. Họ có thể làm cho sự tự tin trong bạn mất sạch nếu bạn không sẵn sàng. Dù họ không đưa ra bất kỳ tín hiệu cảm xúc hay hành động gì thể hiện cho bạn biết là cuộc phỏng vấn tiến triển tốt hay không, bạn vẫn có thể chinh phục được họ.
The Poker Face
Thay vì trả lời những điều bạn nghĩ là người phỏng vấn muốn nghe, bạn nên dành thời gian tìm câu trả lời của riêng mình ngay khi bạn biết mình không thể đọc được phản ứng của họ. Bạn có thể gây ấn tượng với nhà tuyển dụng bằng cách thể hiện kiến thức bản thân trong lĩnh vực chuyên môn và chia sẻ về các sáng kiến trong công việc. Quan trọng nhất, hãy nhớ rằng bạn cũng đang phỏng vấn ngược lại nhà tuyển dụng. Bạn có thể khiến họ cởi mở hơn bằng cách đặt ra câu hỏi thông minh về công ty và kinh nghiệm mà họ có được khi làm ở đây, cũng như những đường hướng phát triển mà công việc này có thể mang lại.
2. Nhà thám tử
Một tính cách pha trộn giữa sự tò mò và hoang tưởng, nhà tuyển dụng “thám tử” muốn nhìn thấy bằng chứng về mọi bằng cấp hoặc kỹ năng mà bạn có, cũng như tìm hiểu hành động của bạn trong cuộc sống thực và trên phương tiện truyền thông xã hội. Mặc dù cá tính của họ có thể quá mạnh nhưng vẫn có nhiều cách để xoay người hiếu kỳ này thành một người bạn.
Nhà thám tử
Trước hết, lắng nghe cẩn thận mỗi câu hỏi nhà tuyển dụng đặt ra, và chắc chắn rằng bạn đang đưa cho anh ta câu trả lời hoàn chỉnh và đúng trọng tâm vấn đề. Bạn có thể nhận ra những dấu hiệu trong câu hỏi của anh ấy và phát hiện ra những giá trị và nhu cầu của công ty cần là gì. Ví dụ, nếu anh ta luôn nhấn mạnh rằng bạn phải chứng minh mình đã xử lý các dự án ra sao thì có thể công ty này cần một nhân viên có thể chủ động và biết giải quyết vấn đề. Ngoài ra, hãy luôn sẵn sàng với “nhà thám tử” và đến tham gia phỏng vấn với những tài liệu hoặc công nghệ có liên quan đến công việc. Nếu bạn quên bất cứ điều gì, hãy đảm bảo với anh ta rằng bạn sẽ gửi thông tin ngay lập tức sau cuộc phỏng vấn, và cũng đừng quên xin thông tin liên lạc của anh ta.
3. Kẻ thị uy
Một số người phỏng vấn khi làm việc luôn mang theo bên mình một sức mạnh thị uy. Hoặc có lẽ họ đã là một người làm trong lĩnh vực chuyên môn quá lâu đến nỗi họ quên mất những bỡ ngỡ của người mới đến. Dù bằng cách nào, người phỏng vấn này cũng sẽ gây khó khăn cho bạn và trông đợi bạn chứng minh năng lực của mình trong công việc.
Kẻ thị uy
Đừng lùi bước trước áp lực. Điều quan trọng là bạn thể hiện được kiến thức chuyên môn và những bước đi đúng đắn mà bạn đã làm để hoàn thiện chính mình. Phải bày tỏ thật rõ ràng rằng bạn muốn đóng góp sức mạnh bản thân cùng những giá trị tốt đẹp cho công ty. Nếu “nhà độc tài” hầu như không ấn tượng bởi thành tích của bạn thì bạn vẫn có cơ hội để làm tốt hơn trong buổi phỏng vấn. Thể hiện mối quan tâm và nhận định rằng công ty là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực này mà bạn muốn được tham gia để học hỏi thêm. Cũng nên đặt câu hỏi về sự nghiệp và những bước tiến của người phỏng vấn hoặc hỏi họ những lời chỉ dẫn mà bạn có thể noi theo.
4 . The Headless Chicken (Ngài không hoạch định)
Người phỏng vấn này có thể không biết trước rằng hôm nay anh ta sẽ gặp gỡ bạn, hoặc anh ta sẽ phỏng vấn tất cả các ứng viên một lượt. Hoặc là “Ngài không hoạch định” này vô cùng thiếu tổ chức và chưa chuẩn bị gì để gặp mặt bạn. Dù cho thực tế ra sao bạn cũng sẽ vô tình trở thành người chịu trách nhiệm trong cuộc phỏng vấn này.
The Headless Chicken
Mặc dù “Ngài không hoạch định” cần một thời gian mới thực sự điều khiển được nhịp cho buổi nói chuyện, bạn cũng đừng bối rối hay mất hết hi vọng vào cuộc phỏng vấn này. Anh ta sẽ đưa cho bạn rất nhiều các câu hỏi và hy vọng rằng bạn sẽ thực hiện việc trao đổi thông tin, hãy biến việc này thành lợi thế cho bạn. Hãy đưa ra những câu trả lời đầy đủ về học vấn, kiến thức, quá trình làm việc, lĩnh vực chuyên môn và kế hoạch nghề nghiệp tương lai của bạn. Nếu bạn có bất cứ thế mạnh hay điểm nổi trội nào, hãy chắc chắn bạn đã cho họ biết, hoặc bạn sẽ không còn cơ hội nào để nói. Nếu người phỏng vấn thất thường này đưa ra dấu hiệu chán nản, dù như thế, hãy càng quyết tâm hơn. Buổi phỏng vấn là cơ hội để bạn biết mình cảm thấy thế nào về công ty và đưa ra quyết định tiếp tục hay dừng lại.
Dù bất cứ mẫu người phỏng vấn bạn là ai, hãy ghi nhớ rằng bạn cần chuẩn bị kỹ càng và thể hiện thật nổi bật. Một khi bạn là một ứng cử viên mạnh đầy tiềm năng cho công việc thì người phỏng vấn nào cũng sẽ chú ý đến bạn.