Chớ dở chứng với sếp

Lượt xem: 14,743

Là một nhân viên, bạn không có quyền đòi hỏi, lựa chọn cấp trên. Đừng có những suy nghĩ: "Tôi muốn là nhân viên của giám đốc A" hoặc "Nếu không thuộc bộ phận của giám đốc B, tôi không đi đâu cả"... đó là điều tối kỵ đối với bất kỳ nhân viên nào, ở bất cứ công ty nào.

Chớ dở chứng với sếp

Vì khi đã có suy nghĩ như vậy, bạn sẽ thấy chán ngán công việc và coi thường cấp trên của mình. Nếu thực sự như vậy, bạn có biết mình đang tự dấn thân vào ngõ cụt?

Bất luận thế nào, công ty luôn có những lúc điều động về nhân sự. Cấp trên tốt, cấp trên xấu không quan trọng, điều thiết yếu là, làm nhân viên có hiểu được cái đạo sống chung với cấp trên hay không.

Bạn cần phải tìm hiểu để biết được tâm tư của cấp trên, rồi ra tay trước người. Bình thường cần tuân thủ những lễ nghĩa trên dưới, dù là bị ghét bỏ, bị phê bình, cũng cần phải nhẫn nại tiếp nhận một cách vô điều kiện.

Điều không thể chấp nhận được là nhất quyết lẩn tránh hoặc kiên trì đấu đến cùng. Cấp dưới mà đấu với cấp trên trực tiếp của mình thì có thể biết ngay được kết quả. Hơn nữa, dù cho dùng biện pháp tố cáo vượt cấp có chút tác dụng đi nữa, nhưng trong một cơ cấu tổ chức, kẻ báo cáo vượt cấp ngược lại sẽ có kết cục chẳng mấy hay ho gì.

Một nhân viên nếu như có biểu hiện thích chơi trội, ganh để nổi hơn người, thường dễ bị đồng nghiệp bài xích, là mục tiêu châm chọc, và cũng thường để cho cấp trên một cảm giác bất an như cái gai trong cổ áo. Như vậy, muốn có được thành tựu, e rằng cũng rất khó khăn. Vậy tại sao không khiêm tốn hòa đồng làm theo chỉ đạo của cấp trên có hơn không?

Ngoài ra, là cấp trên, người ta không để mắt tới những ý kiến của cấp dưới là điều tất nhiên. Là một nhân viên phải luôn luôn có sự chuẩn bị như vậy về tâm lý, không nên ganh cho đến cùng.

Ngược lại, chỉ cần những ý tưởng của cấp trên không quá bất hợp lý thì bạn nên biểu thị một thái độ tán thành, tích cực ủng hộ. Đó là một nguồn động viên đối với cấp trên. Dù bạn có được ý tưởng tốt trình bày với cấp trên đi nữa, hãy nói rằng đó là do có sự chỉ bảo, giúp đỡ tận tình, chu đáo của cấp trên. Ngay cả khi đó là sáng kiến của mình thì cũng đừng có biểu hiện kiêu căng, hợm hĩnh.

Đừng quên câu nói "Quốc có quốc pháp, gia có gia quy", "trên là trên, dưới là dưới, chớ có lẫn lộn, đánh đồng", khi bạn sáng kiến gì muốn báo cáo với cấp trên, đừng quên nói những câu như: "Xin anh xem xét, góp ý và chỉnh sửa bổ sung giúp em"...

Tự cho mình tài giỏi hơn người, ham hố thành tích, công trạng, thích chơi trội, đó là điều tối ky của những người hiểu biết. Hãy tiến từng bước một, chậm mà chắc trên nền tảng tri thức, tài năng của mình và sự ủng hộ giúp đỡ nhiệt tình của bạn bè đồng nghiệp, đó là điều chúng tôi muốn nói với bạn!

job tags/ skills:

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay