Chọn 1 trong 2 ứng cử viên cân tài cân sức
Lượt xem: 13,828Đối với các nhà quản lý, đây là một trong những tình huống khá nan giải vì trình độ của cả hai ứng cử viên lúc này là ngang nhau, nó khiến cho quyết định nhận hay bỏ ai trở nên rất phức tạp. May thay, vẫn có cách giúp cho các nhà quản lý đưa ra được quyết định đúng đắn nhất và nếu bạn cần phải giải quyết một truờng hợp tương tự, hãy thử tham khảo những gợi ý sau :
Những phẩm chất đặc biệt bên trong mỗi người:
Bước đầu tiên là bạn nên hẹn họ thêm một lần phỏng vấn nữa (tất nhiên là chỉ với 2 người đó thôi). Trước cuộc phỏng vấn cuối cùng này bạn cần đặt trước ra những câu hỏi tập chung đặc biệt vào những phẩm chất thiết yếu nhất mỗi ứng cử viên cần có cho vị chí họ sẽ được chọn. Thông thường điều khác biệt nhất đối với mỗi ứng cử viên chính là khả năng rút ra bài học từ những thất bại. Bởi thế, hãy hỏi các ứng cử viên về những bài học họ rút ra từ những kinh nghiệm trước đây họ từng gặp phải. Hãy đưa ra các câu hỏi mở để họ có thể trình bày câu trả lời chứ không đơn thuần là nói "có" hay "không". Ví dụ, bạn có thể xử dụng những câu hỏi sau:
Hãy trình bày những vấn đề liên quan đến những tình huống tế nhị hay khó khăn mà bạn đã gặp phải trong khi còn ở chỗ làm cũ và bạn đã giải quyết chúng như thế nào?
Bạn đã từng có trở ngại gì về mặt chuyên môn và bạn rút ra được bài học gì từ đó ? Bạn phải làm sao cho ứng cử viên tham gia một cách tích cực vào cuộc chuyện trò để họ có thể bộc lộ hết mọi khía cạnh về bản thân: tính cách, khả năng làm việc trong nhóm, khả năng giải quyết xung đột. Những câu nên hỏi trong trường hợp này là: Hãy cho biết cụ thể về lần bạn trình bày thành công một ý tưởng mới cho người phụ trách của bạn?; Bạn xử lý thế nào khi gặp phải một công việc có liên quan đến nhiều phòng ban ?
Tìm kiếm những kĩ năng trong ứng xử cá nhân
Bạn phải tìm ra được ứng cử viên có những phẩm chất đặc biệt về mặt ứng xử cá nhân như sự linh hoạt, khả năng giải quyết vấn đề, khả năng giao tiếp một cách hiệu quả cũng như có thái độ tích cực trong công việc, đặc biệt khi công việc của ứng cử viên đó sẽ liên quan thường xuyên với một nhóm làm việc hay nhiều phòng ban. Hiện nay do công việc luôn luôn cần đến sự hợp tác nên các ứng cử viên phải luôn phát triển những kĩ năng quan hệ cá nhân nhằm đáp ứng được yêu cầu của công việc trong dài hạn.
Xem xét động cơ làm việc của họ
Với 2 ứng cử viên khá cân sức thì sự nhiệt tình đối với công việc có khi lại là yếu tố quyết định để họ là người được chọn. Ai bộc lộ được sự nhiệt tình đối với công việc, sự sẵng sàng học hỏi và chấp nhận thử thách thì lợi thế chắc chắn thuộc về người đó. Một số câu hỏi có thể giúp người quản lý xác định được những phẩm chất đó là: Bạn trau dồi các kĩ năng làm việc của mình như thế nào?,
Bạn làm sao để công việc luôn trôi chảy ?
Để xác định được thái độ làm việc của người nhân viên tương lai đối với công việc hãy hỏi họ về những công việc tốt nhất và tệ nhất họ đã từng trải qua cũng như những gì họ học được từ chúng. Những câu trả lời của họ sẽ cho bạn biết khả năng thích ứng của họ trong những môi trường làm việc khác nhau cũng như khả năng thích ứng được với những phong cách quản lý khác nhau.
Cuối cùng, hãy thử cho họ tiếp xúc với những nhân viên sẽ làm việc với họ để xem phản ứng của họ thế nào. Cách này sẽ xem xét khả năng làm việc lâu dài của từng người với các đòng nghiệp khác, một việc vô cùng quan trong. Sau tất cả những điều đó, đã đến lúc bạn đưa ra quyết định tuyển dụng của mình, theo đó người được chọn sẽ là người phù hợp nhất với công ty và có những yếu tố vượt trội về sự mềm dẻo, cởi mở và sẵn sàng học hỏi.