Chọn nghề “hot” và chuyện vỡ mộng của người trẻ
Lượt xem: 17,352Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
- Tìm việc làm ở Đà Nẵng không cần bằng cấp
- Tuyển nhân viên bán hàng tại Hà Nội
- Tìm việc part time Hà Nội
Choáng ngợp trước sự hấp dẫn của nghề marketing, bị thu hút bởi sự bận rộn trong nghề event, mơ ước về những “viễn cảnh” đẹp của nghề báo… không ít người trẻ đang xông pha vào những nghề nghiệp đang được xem là “hot”, là thời thượng, với những ảo tưởng đẹp.
Những ảo mộng về nghề nghiệp
Làm hồ sơ thi đại học, thấy bạn bè kháo nhau ngành này đang “hot”, nghề kia đang thời thượng để đăng kí, Hằng cũng “hồn nhiên” nghe ngóng thông tin và quyết định sẽ đầu quân cho khoa Marketing Đại học kinh tế quốc dân chỉ vì “em thấy các bạn bảo ngành này đang là sự lựa chọn hàng đầu của giới trẻ, môi trường làm việc năng động và cá tính”.
Năm cấp hai, Nga ước mơ trở thành một nhà thiết kế thời trang vì cô có ít tài vẽ vời. Lên cấp ba, Nga thấy mình nên chuyển hướng trở thành một nhà báo vì làm nghề báo “nhìn rất oai, được mọi người coi trọng, trên người lúc nào cũng máy này máy nọ, lại được đi đây đó, hiểu biết rộng, tiếp xúc nhiều, mức thu nhập cũng thuộc hàng “khủng long”.
Sắp sửa thi đại học, lại nghe tivi, báo đài thấy ngành PR đang là một xu hướng lựa chọn mới của những người trẻ muốn thả sức sáng tạo, Nga gấp gáp đăng kí gấp vào khoa PR của Học viện báo chí tuyên truyền dù cô chẳng hiểu thực sự PR là cái gì và cô có khả năng theo đuổi ngành học đó hay không?
Những người trẻ như Hằng và Nga là đại diện chung cho tầng lớp chạy theo nghề, chọn theo trường vì “mốt”. Hóa ra, không ít người lại đánh cược tương lai của mình chỉ vì những đam mê nhất thời, những hiểu biết mù mờ và cả những ảo tưởng về nghề nghiệp đến vậy. Vô hình chung, họ tự biến mình thành những kẻ chạy theo “thời trang nghề nghiệp” một cách không định hướng, miễn là sau này học xong ra trường, mình có mác nhân viên ngành này ngành nọ, thế đã đủ sướng và tự hào rồi.
… Và chết chìm
Thực tế là ảo tưởng về những nghề “hot” có một tương lai sáng lạn đang đeo bám và trở thành căn bệnh của học sinh cấp ba trước ngưỡng cửa đại học. Vậy nên, “học nghề à?” chưa bao giờ là sự lựa chọn đầu tiên của đa số học sinh cũng như các bậc phụ huynh vì tâm lý “làm thầy vẫn hơn làm thợ”; thi vào trường đại học, cũng bỏ qua những trường nhàn nhàn, ít tiếng tăm để lao đầu vào những trường danh tiếng cỡ bự để “nở mày nở mặt”; chọn ngành, cũng phải điểm mặt đặt tên những ngành có khả năng ăn nên làm ra, những ngành mới mẻ, nghe tên Tây một tí như PG, marketing, events, PR …
Hằng may mắn đỗ vào khoa Marketing nhưng niềm vui đỗ đạt nhanh chóng bị vụt tắt bởi hóa ra ngành nghề mà cô đeo đuổi chẳng thích hợp với tố chất của Hằng chút nào. Những ngày lên lớp dần trở thành trách nhiệm. Hằng chán học, kêu than với bạn bè thì đứa nào cũng bảo “Ai vào đại học mà chẳng kêu chán, cố lấy tấm bằng mà ra trường, cũng có mấy ai làm đúng ngành nghề đào tạo đâu”. Thế là Hằng cắm đầu học cho xong cái bằng.
Nga cũng chằng khác gì Hằng, chán chường vì lỡ chọn trường theo “mốt”. Thi lại đại học thì chẳng đủ can đảm mà cứ cố gắn mình với cái ngành này, Nga thấy tương lai mình mù mịt quá. Nghề PR hóa ra khó khăn và nhiều thử thách hơn Nga nghĩ.
Tiêu chí để đáng giá nghề “hot” là cơ hội việc làm lớn, nhu cầu của xã hội nhiều và triển vọng phát triển nhưng không phải với bất cứ ai lao vào nghề thời thượng cũng thành công như mong muốn. Người trẻ dường như vẫn thiếu một định hướng đầy đủ và hoàn thiện cho sự lựa chọn nghề nghiệp của mình.