Chữa lỗi nơi công sở
Lượt xem: 12,543Bị bắt quả tang nói xấu sếp, làm mất những dữ liệu quan trọng của công ty, hứa hẹn lung tung với khách hàng... đều là những scandal khiến bạn khiếp đảm. Hơn thế, nó có thể khiến bị mất việc như chơi, vậy phải xử lý thế nào?
Hứa hẹn hão huyền
Lúc cao hứng, bạn hứa hẹn với khách hàng hoặc sếp lung tung hết cả. Nào là sẽ ký được hợp đồng, nào là sẽ hoàn thiện công việc nhanh chóng nhưng rút cục thì đã đến hạn mà bạn vẫn cứ lơ lửng ở đâu. Trong trường hợp này thì khách hàng hẳn sẽ tức điên lên, họ có thể cho bạn là kẻ giỏi võ mồm mà không làm nên cơm cháo gì hết.
Cách xử lý: Hãy tự đánh giá mức độ thiệt hại mà mình gây ra đối với khách hàng hoặc sếp, và bạn phải tự nhận điều đó thẳng thắn trước họ. Hãy chân thực nói rằng bạn là người phải chịu trách nhiệm và sẵn sàng làm theo yêu cầu của họ. Đặc biệt phải nhớ là không được tức tối nếu bị khách hàng xúc phạm. Quan trọng nhất lúc này là tìm cách sửa sai và thúc đẩy tiến độ công việc. Hãy đưa ra phương pháp chữa cháy, hoặc một cái deadline mới, kèm theo là một số lợi ích phụ. Thêm nữa, hãy nhờ khách hàng cùng tham gia vào quá trình giải quyết công việc để họ thấy được những khó khăn về phía bạn và cũng là để củng cố quan hệ làm ăn.
Nói xấu sếp
Bạn trót lỡ đưa ra vài lời nhận xét thô lậu về ông chủ và thật đen đủi là bị ông ta phát hiện ra. Đó có thể là lời lên án kịch liệt về tình trạng lương thấp, cũng có thể chỉ là vài lời khinh miệt về cái tính keo bẩn của ông ta. Vậy phải làm sao đây?
Cách duy nhất có thể hàn gắn quan hệ đôi bên là một lời xin lỗi trực tiếp. Hãy thừa nhận bạn đã sai lầm, đừng cố biện minh làm gì. Hãy nói rằng bạn không còn suy nghĩ sai lầm nữa, như thế chứng minh rằng bạn chính chắn và nghiêm túc hơn. Nếu lời nói của bạn đã loang như vết dầu và quá nghiêm trọng, có lẽ bạn nên xin từ chức trước khi bị đuổi việc.
Lạm dụng chức vụ
Bạn là cán bộ tín dụng của một ngân hàng tầm cỡ, và bạn lợi dụng vị trí của mình để cho người thân vay vốn trong khi họ không có đủ điều kiện. Không chỉ thế, bạn còn cung cấp cho người ngoài những thông tin mật của công ty. Điều này quả thật là tối kỵ, vậy khi sự thật này bị phơi bày, bạn tính sao?
Đừng che đậy thêm làm gì nữa, như thế chỉ khiến tình hình tồi tệ thêm. Cũng đừng lôi người thứ ba ra đổ tội, hãy nhận rằng mình có yếu điểm. Trò chuyện với những người thân lớn tuổi, họ sẽ phân tích thực trạng và đưa ra lời khuyên cho bạn.
Trong trường hợp nhẹ hơn, chẳng hạn bạn chỉ lợi dụng thiết bị của công ty để làm việc riêng thì bạn chỉ cần đền bù thiệt hại và xin lỗi thẳng thắn. Đừng có nói những câu đại loại như: “Mọi người vẫn thường làm thế mà”. Chỉ có thái độ hối lỗi mới cứu được bạn lúc này.
Không chuẩn bị chu đáo
Bạn được phân bổ tham dự một cuộc gặp gỡ quan trọng, nhưng chết chưa, bạn chẳng chuẩn bị gì sất, không nghiên cứu, không thu gom tài liệu, vì thế mà mọi câu hỏi dành cho bạn đều tắc tị, không có câu trả lời thỏa đáng.
Trong trường hợp này, không như những sai lầm khác, đừng có thú nhận sự thực làm gì. Cứ giả đò như mọi việc vẫn trơn tru với câu trả lời nước đôi kiểu: “Đấy là một câu hỏi rất hay, nhưng tôi muốn kiểm tra lại và sẽ có phản hồi sớm cho anh”. Trong trường hợp bị dồn ép, hãy đưa ra vài câu nói chung chung và xin email, số điện thoại của họ, sau đó liên lạc hoặc gặp trực tiếp người đó.
Mất dữ liệu
Bạn hớ hênh làm mất một văn bản tối mật có thể là lỡ tay xóa mất, cũng có thể bạn đánh mất cả chiếc laptop. Đừng âm thầm đi tìm. Ngay lập tức hãy báo cáo với sếp, để ông có biện pháp phòng ngừa thích đáng.
Ngoài ra, hãy cố gắng khôi phục lại dữ liệu. Thêm nữa, hãy đặt ra các tình huống, nếu như văn bản ấy rơi vào tay đối thủ thì sẽ phải đối phó từng bước ra sao. Một khi mọi việc được bạn dự trù đâu vào đấy thì sẽ càng tăng uy tín của mình trước sếp.
Không chú ý đến tiểu tiết
Cầm bản hợp đồng, bạn ký roẹt một cái mà quên đọc kiểm tra lại. Tai hại thay, hợp đồng lại bị một số lỗi khá trầm trọng. Chẳng hạn như báo giá chính thức là 200 USD, vậy mà bạn lại viết thành 20.000 USD, lúc này, hãy tìm ra vài câu hài hước nào đó để giải thích về lỗi đánh máy. Ngoài ra, ngay lập tức gửi lại bản hợp đồng hoàn chỉnh