Chuẩn bị cho buổi phỏng vấn và giành lấy công việc bạn mong muốn
Lượt xem: 1,089Khỏang thời gian tiếp xúc giữa nhà tuyển dụng và ứng viên được ví như một đoạn phim chiếu thử, rất ngắn ngủi nhưng lại gây tác dụng mạnh mẽ đến khán giả.
Hầu hết mọi người khi gửi đơn ứng cử thường chỉ hòan chỉnh các hồ sơ, tư liệu cần thiết, quên mất việc tìm hiểu công việc chuẩn bị cho buổi phỏng vấn. Khỏang thời gian tiếp xúc giữa nhà tuyển dụng và ứng viên được ví như một đoạn phim chiếu thử, rất ngắn ngủi nhưng lại gây tác dụng mạnh mẽ đến khán giả. Vì thế, sự chuẩn bị là điều tất yếu được đòi hỏi.
1) Tìm hiểu về công ty trước khi phỏng vấn
Tìm hiểu lĩnh vực kinh doanh, thời gian hoạt động, quy mô, khách hàng, các sản phẩm và dịch vụ của công ty. Biết được lịch sử của công ty cũng là một lợi thế trước các ứng viên khác. Nhiều nhà tuyển dụng thường đưa ra câu hỏi “Anh/Chị biết gì về công ty của chúng tôi ?” với người tìm việc. Dĩ nhiên, nếu câu trả lời của bạn đưa ra hoàn toàn chính xác, bạn đã giành được một điểm ưu. Một số nhà chuyên môn cho rằng người tuyển dụng thường đã quyết định thuê hay không thuê một ứng viên nào đó ngay trong 5 phút đầu tiên của cuộc gặp mặt. Thời gian còn lại chỉ nhằm củng cố quyết định này. Ngoài trang phục, cử chỉ, thái độ bên ngoài, cách trả lời câu hỏi chiếm vai trò tối quan trọng khi phỏng vấn.
2) Tìm kiếm mọi thông tin về các tiêu chuẩn và yêu cầu của công việc mà nhà tuyền dụng đặt ra.
Hãy xem chúng như là các mục tiêu của bạn. Từ đó, dung hòa các ưu điểm, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực của bạn phù hợp với các tiêu chuẩn yêu cầu của công ty. Nếu bạn được mời phỏng vấn qua một công ty về nhân lực, nhân viên tư vấn sẽ giải thích và hướng dẫn cách giới thiệu về khả năng sao cho gây ấn tượng tốt nhất . Trường hợp khác, bạn có thể tìm hiểu các thông tin này khi thỏa thuận cuộc hẹn qua điện thoại với nhà tuyển dụng. Hãy đến sớm khi phỏng vấn và hỏi chuyện với người tiếp tân xem cô ta có biết gì về vị trí này không. Kết hợp những điều nghe được này với các thông tin đã thu thập trước đây sẽ giúp bạn tự tin trước nhà tuyển dụng.
3) Nhận thức đúng về năng lực của mình
Nghe qua có vẻ đơn giản nhưng thực tế không phải ai cũng hiểu rõ về chính mình. Hãy thử kể lại cho một người bạn nào đó về tất cả những gì bạn đã làm theo thứ tự thời gian, từ công việc đầu tiên… sao cho câu chuyện này phải thực thú vị. Điều này đòi hỏi một sự luyện tập và suy nghĩ nhất định. Hầu hết mọi người thường hay lẫn lộn, lặp lại nhiều lần một thông tin hay buộc miệng nói ra những điều không nên. Hãy tập trung vào các thành công trong quá khứ và tác động tích cực của chúng. Thuyết phục và chứng mình rằng bạn có thể lặp lại những thành tích này trong tương lai. Nhớ rằng, nhà tuyển dụng cần bạn vì những gì bạn có thể đóng góp cho họ, chứ không chỉ dừng lại ở các kỹ năng.
4) Ăn mặc lịch sự, phù hợp trong buổi phỏng vấn:
Bạn thích trang phục gì và nên mặc trang phục gì là hai điều hoàn toàn khác nhau. Nên chọn những trạng phục công sở, nam: sơ mi tay dài, quần tây sậm màu, cà vạt tiệp với màu áo, giày đánh bóng sạch sẽ, tóc tai gọn gàng; nữ: áo sơ mi, áo vét, quần tây hay váy ( qua đầu gối). Móng tay cắt ngắn và sạch. Điều quan trọng là thể hiện được tác phong làm việc chuyên nghiệp. Tuy nhiên, bạn cũng đừng quá âu lo, sau một thời gian làm việc trong công ty, bạn có thể điều chỉnh lại và nhận ra những điều phù hợp.
5) Tác phong khi phỏng vấn
Không được ngồi duỗi người hay dựa vào ghế. Đừng nhìn trừng trừng vào người phỏng vấn. Nên mang theo một bìa hồ sơ để đựng resume.
Thể hiện sự tự tin vượt qua mọi trở ngại, khó khăn trong công việc
Cố gắng xây dựng mối quan hệ tốt đẹp và tỏ ra thân thiện với người phỏng vấn.
6) Chuẩn bị cho các câu hỏi thường gặp
1) “Vì sao anh/chị rời bỏ công việc hiện tại?” Trả lời thật khéo léo. Đừng nói những điều không hay về công ty hay người chủ trước.
2) Ưu điểm của anh/chị là gì?
3) Khuyết điểm của anh/chị là gì?
4) Vì sao chúng tôi nên tuyển dụng anh/chị?
5) Kế họach của anh/ chị muốn trong 3 hay 5 năm tới?
6) Anh chị mong muốn khởi đầu với mức lương bao nhiêu?
Lời khuyên: Bạn sẽ để vuột mất công việc tốt nếu tỏ ra quá tham lam. Hãy thực tế, nhà tuyển dụng chỉ trả lương cao cho những ai thực sự có giá trị với công ty.
7) Điều cuối cùng cần chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn
Lên danh sách các câu hỏi để chứng minh bạn quan tâm đến công việc và công ty, thay vì thể hiện các thái độ dò xét trong cuộc phỏng vấn.