Chuẩn bị "nhảy" việc

Lượt xem: 18,709

Chuẩn bị trước, đừng để nước đến chân mới nhảy

Bạn không được sếp quan tâm? Công việc tiến triển chậm chạp? Có thể bạn chưa muốn bỏ ra đi, nhưng nên bắt tay vào tìm hiểu từ bây giờ. Bạn không cần phải đăng ký tìm việc ngay, nhưng nên đi thăm dò trước cơ hội cho tương lai.

Hãy đưa lên mạng hồ sơ về trình độ cũng như kinh nghiệm của mình. Cách dễ nhất để tìm hiểu khả năng tương lai của mình là gửi thông tin cá nhân lên những mạng tìm việc. Làm như vậy, bạn đã cho các nhà tuyển dụng, chuyên gia nhân sự biết những tố chất của mình, rằng bạn đang quan tâm đến những công việc mới. Nên nhớ rằng sếp hiện nay của bạn cũng có thể đọc được hồ sơ này, và ông (bà) ta có thể sẽ tăng lương cho bạn vì sợ bạn xin thôi việc.

Ngay cả khi chưa muốn bỏ công việc hiện nay đi nữa, vẫn có thể có những chỗ làm khác khiến bạn quan tâm. Vậy thì lên danh sách những chỗ làm đó ngay. Tìm hiểu ngay những công ty đó, xem chúng có nằm trong nhóm những công ty tốt nhất để làm việc không? Tất nhiên sau đó tìm xem họ có đang tuyển những người như bạn không?

Khi bạn đã có bản danh sách trên rồi, nên nắm thông tin từ những người liên quan. Hỏi những người biết hoặc đang làm việc cho những công ty đó để nắm thông tin. Tuy nhiên, Lauren Milligan - chủ tịch của Công ty tư vấn nghề nghiệp Resumayday (Mỹ) - cảnh báo rằng bạn phải cẩn thận: "Phải tỏ ra quan tâm thật sự tới những công ty đó, nếu không họ sẽ cho rằng bạn thiếu nghiêm chỉnh. Tìm số điện thoại, email của các sếp những công ty mình quan tâm".

Hẹn gặp để kiếm thông tin. Những cuộc hẹn gặp các nhà tuyển dụng để tìm hiểu thêm là một cách hữu hiệu khiến bạn luôn là người tìm việc một cách chủ động. Vì bạn chưa đăng ký chính thức trên thị trường việc làm, các nhà tuyển dụng và bạn sẽ nói chuyện với nhau thoải mái hơn, vì cả hai bên đều chịu ít áp lực hơn. Lauren Milligan cho rằng những cuộc gặp này là một cách tuyệt vời để bạn biết được mình có là một ứng viên hấp dẫn không. Nhân tiện bạn hỏi xem họ đánh giá khả năng của mình như thế nào, kỹ năng gì thiếu cần bổ sung...

Luôn giữ các mối quan hệ với những công ty mình có khả năng sẽ tìm việc sắp tới. Để lại những tin nhắn chứng tỏ rằng mình quan tâm, hoặc cảm ơn những lời khuyên, tư vấn của họ, chắc chắn rằng họ sẽ giúp mình khi cần. Ngược lại, nếu bạn thật sự thấy mình muốn (và có khả năng sẽ được nhận) vào làm một công ty nào đó thì hãy nói luôn: "Tôi muốn làm việc này tại công ty của ông (bà), tôi nộp đơn được không?". Đừng ngại nói thẳng, và hãy chớp lấy cơ hội ngay khi có thể.

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay