Chuẩn bị những gì trước khi gặp sếp

Lượt xem: 24,301

 

Hiện nay, việc các bạn trẻ tìm được một việc làm phù hợp với ngành nghề chuyên môn không phải dễ và làm việc được lâu dài tại một công ty lại càng khó hơn.

Một số bạn trẻ khi mới nhận việc thường e ngại, không muốn hoặc không dám nói chuyện với sếp về những thông tin liên quan đến công việc mình phụ trách. Thiếu thông tin, thiếu điều kiện làm việc, nhân viên trẻ khó hoàn thành được công việc theo đúng kế hoạch. Nếu mất nhiều thời gian để tìm kiếm thông tin, tự xoay sở với điều kiện vật chất sẵn có thì họ vô tình đã làm ngưng trệ công việc và tự đánh mất sự tự tin của bản thân.

Vì vậy, nếu không muốn bị đánh giá năng lực tồi, các bạn trẻ hãy chủ động gõ cửa phòng sếp để nêu lên những "điều kiện cần" giúp bạn có thể làm việc tốt hơn. Vậy cần phải chuẩn bị những gì trước khi gặp sếp?

Xác định rõ cần sếp hỗ trợ điều gì?

Hãy xem xét kỹ công việc, phân tích, đánh giá một cách chi tiết và cụ thể rồi nêu ra các phương án khả thi để thực hiện. Bạn cần thêm thông tin gì? Để thực hiện công việc đó bạn có cần thêm nhân viên hỗ trợ không? Các thiết bị nào không thể thiếu?…

Mọi sự chuẩn bị kỹ sẽ tăng thêm niềm tin và nhiệt tình thực hiện công việc cho chính bạn. Tới khi phân tích kỹ vấn đề, bạn sẽ có nhiều sáng kiến hơn.

Làm việc với sếp thế nào?

Khi gặp xếp, hãy đi thẳng đến vấn đề cần bàn, tập trung vào những nhiệm vụ nhằm nâng cao lợi ích cho công ty. Hãy giữ cuộc thảo luận xoay quanh chủ đề này và đừng để nó chuyển sang một hướng khác.

Một nhân viên phiên dịch tâm sự : "Ngày đầu tiên vào công ty làm việc, sếp đưa cho mình một tập tài liệu tiếng Việt và không nói gì hết. Lẽ tất nhiên là mình biết công việc mình phải làm nhưng mình không biết có phải làm theo cách mình nghĩ không. Mình không dám hỏi nên cứ thế lăn vào dịch. Lúc nộp lại cho sếp bản dịch tiếng Anh, sếp đã cười và bảo đâu có phải dịch, chỉ cần đọc để tham khảo thôi!".

Để không rơi vào trường hợp đó, khi sếp giao việc bạn cần phải hỏi sếp các vấn đề: Yêu cầu cụ thể là gì? Ai là người cùng thực hiện hay ai là người nhận kết quả công việc? Thời hạn hoàn thành công việc? …

Gặp gỡ, trao đổi với sếp sẽ giúp bạn trẻ có cách nhìn toàn diện về công việc, từ đó có các quyết định hợp lý nhằm giải quyết công việc theo hướng tối ưu nhất.

Đề xuất ý kiến là một cách để thăng tiến…

Các nhà quản trị luôn đánh giá cao những nhân viên có tầm nhận thức đúng về trách nhiệm trong công việc. Nhân viên dám đề xuất ý kiến tức là đã biết sử dụng quyền hạn của bản thân để mang lại lợi ích cho công ty và lợi ích cho chính họ. Khi trao đổi với sếp về công việc, các bạn sẽ nhận được các thông tin bổ ích cho mình.

Một nhân viên khác cho biết : "Tôi đã làm trợ lý marketing cho công ty của Nhật đã hai năm mà không được thăng chức. Tôi không chờ đợi được nữa và dự định chuyển sang làm việc cho công ty khác. Nhưng trước khi quyết định ra đi, tôi muốn biết sếp nhận xét về tôi như thế nào? Sếp cho rằng : Tôi thiếu một tố chất của người quản lý, kỹ năng giải quyết vấn đề chưa nhanh gọn và hiệu quả chưa cao. Tôi đã suy nghĩ rất nhiều về điều này và thấy rằng sếp đã nhận xét đúng. Thế là tôi trao đổi nhiều hơn với sếp về phương pháp khắc phục và đề nghị sếp hỗ trợ tôi để có thể rèn luyện kỹ năng này tốt hơn. Mỗi tháng tôi tự đánh giá và nhìn nhận lại kết quả thực hiện công việc của mình. Sau một năm, tôi đã khắc phục được các nhược điểm sếp nêu. Dù hiện đang là trưởng phòng Marketing nhưng tôi vẫn không ngừng liên lạc thông tin với sếp"

Tóm lại, để có thể tiến triển trong công việc và cải thiện bản thân, các bạn cần nâng cao hơn nữa khả năng dám nói, dám làm.

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay