Chuyện hậu trường của

Lượt xem: 16,391

Nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập mạnh mẽ vào thế giới, sự ra đời và phát triển của các doanh nghiệp (DN) đi kèm với nhu cầu “đánh bóng”, khuếch trương thương hiệu. Có “cầu” tất sẽ sinh “cung”, nó tạo nên sự thịnh vượng cho một nghề đang được coi là mới mẻ tại VN hiện nay: nghề PR (Public Relations – Quan hệ công chúng). Giới trẻ gọi đây là nghề “thời thượng”, còn người trong nghề thì nghĩ gì?

Làm PR: Không đơn giản!

Nhiều bạn trẻ cho rằng trong thời buổi cạnh tranh, nhu cầu khuếch trương tên tuổi của các DN là rất lớn, kéo theo nhu cầu sử dụng đội ngũ PR ngày càng tăng. Vì thế, nghề PR vừa “hot”, vừa dễ xin việc. Tuy nhiên, để xin được một “chân PR” lại không hề đơn giản!

Trên thực tế, rất nhiều người có 2-3 ba bằng ngoại ngữ, ngoại hình “miễn chê” nhưng khi thi tuyển làm nhân viên PR vẫn trượt dài vì đến cái thông cáo báo chí cũng không biết viết! Thêm vào đó, sự hiểu biết về nghề lại quá “sơ khai”, cho nên dù có ưu ái mấy thì nhà tuyển dụng cũng không thể “nhắm mắt chấm đạt” được.

Q. Hương, nhân viên phụ trách PR của một công ty chứng khoán chia sẻ: “Để xin làm nhân viên PR thì sự hiểu biết về DN và vị trí mình muốn xin vào làm chiếm tới 50% thành công, còn lại là các yếu tố về ngoại hình, khả năng giap tiếp và bằng cấp. Nếu muốn theo đuổi nghề PR khi mà bạn còn rất mơ hồ về nghề này thì lời khuyên chân thành là phải chịu khó tìm hiểu hoặc theo học một khoá đào tạo về PR. Vị trí PR không dễ xin như ai đó ảo tưởng!”.

Còn theo anh Lê Cảnh Thắng, Giám đốc Cty Quảng cáo AIT (một công ty chuyên về lĩnh vực quảng cáo và tổ chức sự kiện) thì: “Để trở thành một chuyên viên PR giỏi, bạn cần phải có kiến thức nền tảng vững vàng, năng lực tư duy độc lập, sáng tạo và khả năng làm việc nhóm tốt. Nhưng tất cả những thứ đó chỉ là điều kiện cần, còn điều kiện đủ chính là thái độ làm việc nghiêm túc, cẩn thận, tỉ mỉ đến từng chi tiết. Vì có những chi tiết rất nhỏ, tưởng như không đáng nhưng lại vô cùng quan trọng, làm nên thành công cho cả một chương trình”.

Nghe rất mâu thuẫn vì sáng tạo thì thường bay bổng, đâu thể tỉ mỉ, cận thận! Nhưng đó là yêu cầu bắt buộc đối với các nhân viên PR chuyên tổ chức sự kiện. Một nhân viên PR phải luôn sẵn sàng cho các dự án mới của công ty, phải có những ý tưởng mới, không trùng lặp với ý tưởng của bất kỳ ai nếu không muốn bị bỏ lại đằng sau các đồng nghiệp khác. Và khi hiện thực hoá những ý tưởng ấy, công việc lại đòi hỏi sự tỉ mỉ.

Còn nhớ khi thực hiện ý tưởng gameshow cho chương trình “Ngày hội Honda”, Hoàng Trang (chuyên viên PR) từng phải chạy đôn đáo khắp các chợ lẫn siêu thị Hà Nội để tìm mua đạo cụ cho trò chơi “Ngưu Lang - Chức Nữ”. Có những thứ không thể mua sẵn được, Trang lại ngồi tỉ mẩn vẽ, cắt dán theo trí tưởng tượng của mình. “Có những thứ chẳng sách vở nào dạy khi còn là sinh viên” – Hoàng Trang tâm sự.

Sự cạnh tranh trong công việc khiến các nhân viên PR phải không ngừng làm mới mình từng ngày. Ngoài ra, công việc nhiều khi đòi hỏi rất nhiều công sức và thời gian, nhất là khi chuẩn bị cho sự kiện. Điều đó đôi khi tạo nên những áp lực nghê gớm khiến không ít bạn trẻ mới hăm hở vào nghề chưa đầy nửa năm đã vội ra đi. Minh Hạnh, sau 3 tháng thử sức, đã phải ngậm ngùi rời bỏ vị trí nhân viên PR với mức thu nhập rất khá. “Cứ mỗi đợt làm dự án là mình vắng nhà triền miên, ăn uống thất thường, nguời gầy rộc. Bố mẹ, bạn trai mình chịu không nổi, bắt bỏ. Mình cũng rất tiếc, vì nghề này đã cho mình rất nhiều kinh nghiệm và sự tự tin” – Hạnh cho biết.

Và những chuyện chưa kể…

Cạnh tranh, áp lực chừng đó vẫn chưa đủ nói hết về công việc của những người làm PR tổ chức sự kiện.

Nghề PR không có “đất” cho những người chỉ quen với công việc văn phòng, đánh máy chuyển công văn vì hàng tuần, hàng tháng phải đi công tác: đi khảo sát, đi gặp đối tác, ký kết hợp đồng chương trình... Nhiều bạn trẻ khi đến xem một sự kiện, thấy có nhiều chuyên viên PR cứ chạy lên chạy xuống, tay cầm bộ đàm trông ra dáng quan trọng và “pro” thì rất mê. Hay một số bạn sau khi nghe chuyện “anh/chị ấy làm “Pi-a”, đi Sài Gòn - Hà Nội như đi chợ để tổ chức sự kiện, thường xuyên gặp gỡ các “ngôi sao”...” lại càng mê cái nghề “Pi-a” ấy. Nhưng, các bạn trẻ mê PR mà chưa hiểu về nghề này cũng sẽ không biết được đằng sau cánh gà sân khấu là biết bao nỗi nhọc nhằn, là những câu chuyện cười ra nước mắt.

Từ khâu xin giấy phép chương trình ở Sở Văn hoá, việc tưởng chừng đơn giản nhưng phải là người khéo léo và tinh ý thì công việc mới được suôn sẻ, tới khâu thực hiện, làm tổng đạo diễn cho event, có biết bao việc phải làm. Nào là việc soạn công văn, lo thủ tục, nào việc phải “care” ca sỹ đến đúng giờ, “trainning” cho MC đọc chuẩn lời dẫn, đôn thúc bộ phận âm thanh ánh sáng làm theo đúng kịch bản, rồi cả việc phải chú ý xem đội quân bảo vệ có đứng đúng vị trí hay không... Mọi việc đều phải được lường trước kỹ lưỡng trong kịch bản, nhưng gần như không có một công thức chung nào cho mỗi hành trình.

“Có những tình huống nằm ngoài dự kiến vì chương trình diễn ra đúng vào ngày mưa bão. Mấy chục con người cứ đầu trần chạy trong mưa ướt lép nhép nhưng vẫn phải lo giữ “khư khư” đạo cụ an toàn vì mất đạo cụ thì không thể chạy được chương trình” - chị Lê Thanh Thuỷ, người trực tiếp tham gia chương trình “Ngày hội Honda” ở Bảo Lộc (Lâm Đồng) nhớ lại. “Mấy chục tấn thiết bị đã được lắp đặt hoàn chỉnh, ngày giờ đã in trên giấy mời, người làm PR chuyên nghiệp thì không được phép hoãn chương trình vì bất cứ lý do gì”, chị Thuỷ quả quyết.

Trong khi hàng trăm con người đang say sưa hướng lên sân khấu thì phía sau cánh gà là những con người âm thầm trau chuốt cho từng tiết mục biểu diễn. “Lo nhất là những chương trình truyền hình trực tiếp, căng thẳng hơn cả người ngồi trên “ghế nóng” của Ai là triệu phú” – chị Lê Mai, phụ trách tổ chức sự kiện cho một game lớn của một đài truyền hình ví von. Chỉ tới khi tràng pháo trang kim bắn lên trước ánh mắt ngỡ ngàng và tiếng vỗ tay hưởng ứng của khán giả, những người làm “live event” mới thực sự thở phào nhẽ nhõm.

Mọi vất vả, nhọc nhằn cứ trôi đi sau mỗi đêm diễn, để rồi ngày mai bạn lại bắt đầu với ý tưởng mới, một chương trình mới, với những con người mới. Hơn ai hết, những người làm PR chuyên nghiệp đều hiểu rằng: “Không có con đường nào dẫn tới thành công mà được trải bằng hoa hồng”.

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay