Chuyện sếp và nữ nhân viên

Lượt xem: 92,130

Một ngày làm việc 8 tiếng, có lúc còn hơn thế - khoảng thời gian tương đối dài, nên giữa sếp và các nhân viên có điều kiện được tiếp xúc, va chạm với nhau thường xuyên tại nơi làm việc, nhất là trong môi trường việc làm công sở. Chính từ đây đã nảy sinh không ít chuyện "tình thương mến thương" giữa sếp và nữ nhân viên, và hệ quả đi cùng là bao nỗi âu lo, căng thẳng cho các nữ nhân viên.


Khi nhân viên "lọt vào mắt xanh" của sếp

"Em làm việc ở công ty được hơn một năm, mọi chuyện đều tốt cho đến khi vị trí trưởng phòng nhân sự có người mới. Người này là nhân viên nhân sự làm việc ở công ty đã nhiều năm và mới được đề bạt lên trưởng phòng. Đó là một người đàn ông khá điển trai, nhiệt tình và năng động trong công việc... Có lẽ em đã "lọt vào mắt xanh" của anh ấy từ trước hay sao ấy mà dạo này em thấy sếp có vẻ săn đón em quá và tuần trước đã một lần mời em đi uống cà phê. Nể sếp và cũng là lần đầu tiên, nên em nhận lời...
 

 

Va chạm với nhau thường xuyên tại nơi làm việc. Chính từ đây đã nảy sinh không ít chuyện "tình thương mến thương" giữa sếp và nữ nhân viên

Nhưng đến hôm nay, sếp lại ngỏ lời mời một lần nữa. Em đọc báo, biết nhiều mối tình ngang trái bắt đầu bằng những buổi đi uống cà phê như thế này. Song thực sự đến lúc này em vẫn chưa biết phải xử sự như thế nào cho hợp lý cả...", chị Hoa, nhân viên hành chính, ngại ngùng tâm sự.

Chị Hà mới vào làm một công ty quảng cáo và vừa hoàn thành thời gian thử việc. Tuy nhiên, thời gian ngắn làm việc ở đây cũng khiến chị lo âu và lưỡng lự có nên tiếp tục gắn bó với nơi này hay không, bởi theo lời chị kể: "Giám đốc công ty khoảng gần 50 tuổi, đã có vợ và hai con, luôn tạo điều kiện giúp đỡ tôi. Ban đầu tôi nghĩ đó là hành động vô tư nên tôi gọi ông là chú và chẳng mảy may nghi ngờ. Nhưng rồi, sau những cuộc hẹn đi ăn trưa, ăn tối với ông, tôi hiểu rằng ông không hề coi tôi là cháu.

Càng ngày tôi càng hoang mang. Hình như sự quan tâm của ông ấy khác lắm, chẳng bình thường chút nào. Mỗi khi phải lên phòng giám đốc, tôi lại thấy căng thẳng. Và mọi người trong công ty cũng nhận thấy điều gì đó và có phần bàn tán làm cho tôi thấy rất lo lắng. Chắc chắn ông ta không dừng lại, mà tôi lại không muốn mất công việc tôi đang làm. Tôi phải làm gì để vừa được lòng sếp mà không phải đáp lại tình cảm của sếp?".

Thu Hương làm việc ở một công ty liên doanh với mức lương khá cao. Do kinh nghiệm làm việc phong phú, chuyên môn giỏi, phong cách làm việc năng động cộng với khuôn mặt khá xinh, Hương sớm được lên chức trưởng phòng. Tuy nhiên, cô vẫn không thoải mái lắm vì biết rằng thấp thoáng sau sự ưu đãi sếp dành cho cô là một tình cảm đặc biệt.

Khi được sếp để ý, nhiều nhân viên nữ có thể sẽ cảm thấy vô cùng hãnh diện. Nhưng xen lẫn với sự hãnh diện đó là cả vấn đề nan giải, nhất là khi bạn đã có người yêu hay có gia đình rồi. Từ đây sẽ "đẻ ra" nhiều chuyện phức tạp làm sao để có thể từ chối tình cảm sếp dành cho mình.

"Đối đầu'' với sếp bằng sự mềm mỏng nhưng dứt khoát
 

 

Nếu sếp có những hành vi khiếm nhã thì bạn cần có hành động và thái độ kiên quyết để chứng tỏ bạn không phải là người dễ dãi

Lý giải chuyện này, trước tiên có thể hiểu rằng việc các chị em gái thành công và nhận được sự ngưỡng mộ của mọi người là điều dễ hiểu. Nếu sếp là một trong số đó thì cũng không có gì đáng ngạc nhiên. Có thể chính năng lực, cách cư xử hay phong cách làm việc của chị em đã "thu hút" sếp.

Tuy nhiên, về phía cạnh nào đấy bạn đừng ngộ nhận đó là tình cảm khác thường, bởi đó có thể chỉ là sự khâm phục hay ngưỡng mộ mà thôi. Đừng cố làm cho mọi việc trở nên phức tạp hơn. Chị em nên nhớ, được sếp quý mến tốt hơn bị sếp ghét nhiều.

Hãy trân trọng tình cảm sếp dành cho mình. Song, nếu tình cảm đó, thậm chí đi cùng với những hành động vượt quá giới hạn cho phép của mình thì chị em phải xem xét lại. Điều quan trọng là chị em phải luôn cố giữ được tình cảm đồng nghiệp, đừng chỉ vì được sếp quan tâm mà coi thường hay lảng tránh sếp.

Tuy nhiên, mặt khác việc phát sinh tình cảm trong quá trình làm việc dù rất bình thường nhưng bạn cũng không nên coi thường nó. Nếu sếp thích bạn trong khi bạn hoặc sếp đã có gia đình thì tốt nhất là nên bình tĩnh giải quyết, không nên làm ầm ĩ.

Đương nhiên, bạn không thể để mọi việc "đến đâu thì đến" mà phải bày tỏ thái độ của mình trước sếp, không để sếp "nuôi" ảo vọng với bạn. Nếu sếp có những hành vi khiếm nhã thì bạn cần có hành động và thái độ kiên quyết để chứng tỏ bạn không phải là người dễ dãi.

Đối với trường hợp của chị Hà, cần phải tỏ thái độ nghiêm khắc, dứt khoát, thẳng thắn nói chuyện với ông giám đốc, và thêm nữa chị có thể tâm sự với chồng mình để tìm ra cách giải quyết cho phù hợp.

Ngoài ra, mỗi lần trình giấy tờ cho sếp thì chị có thể nhờ một người đáng tin cậy trong công ty cùng vào theo, cũng trình giấy tờ hay giả vờ hỏi han chuyện gì đấy, cốt yếu để tránh rơi vào tình huống chỉ có hai người ở trong phòng...
 

 

Một số lưu ý khi gặp trường hợp này:

1. Hạn chế việc rơi vào những không gian và hoàn cảnh riêng tư với sếp.

2. Thờ ơ hay thậm chí có thể pha trò với các hành vi tán tỉnh của sếp.

3. Giữ thái độ làm việc nghiêm túc, trong đó có cách ăn mặc và tinh thần làm việc.

4. Có thái độ và hành động quyết liệt khi cần thiết, tất nhiên cố gắng không làm bẽ mặt sếp.

Trong tình huống xấu hơn, nhiều khả năng chị Hà khó có thể có cả hai - công việc và hạnh phúc gia đình bình yên - mà chị phải lựa chọn vì như đã thấy ông sếp sẽ không dừng lại, thêm nữa có thể những lời dị nghị ở công ty càng ngày càng nhiều lên sẽ ảnh hưởng không tốt đến công việc và cả gia đình riêng của chị. Không nên để hạnh phúc gia đình quý giá của mình bị ảnh hưởng xấu chỉ từ chuyện này.

Trường hợp của chị Hoa thì có vẻ dễ dàng hơn. Nếu sếp vẫn còn độc thân thì chuyện nhận lời hay không là toàn quyền quyết định của bạn, tuỳ thuộc vào tình cảm của bạn đối với anh sếp này như thế nào và không có gì phải bàn cãi cả.

Tuy nhiên, nếu sếp đã có gia đình thì có lẽ đúng nhất là bạn nên tránh xa, không nên dây dưa với những người đã có gia đình. Bởi không sớm thì muộn mọi chuyện sẽ đi vào chỗ bế tắc, nếu anh ta vẫn cố tình mời bạn thì bạn nên tìm cách từ chối khéo. Sau vài lần như vậy, nếu anh ta là người có ý thức sẽ tự biết dừng lại đúng lúc.

Ngoài những trường hợp cụ thể trên, một khi phát hiện ra "sếp" có tình ý với mình, bạn cần điều chỉnh lại hành vi cũng như thái độ khi đối diện hay làm việc với sếp, tránh gây thêm những hiểu nhầm không đáng có. Trước mặt sếp, bạn nên tỏ thái độ lễ phép, không nên cười đùa, cợt nhả hay có những hành vi khêu gợi. Luôn luôn tạo khoảng cách giữa bạn và sếp để sếp thấy rằng bạn không muốn thân thiết với sếp.

Khi nói chuyện với sếp, bạn nên tránh các đề tài ngoài chuyện công việc, không nên nói đến sở thích, ưu nhược điểm của nhau bởi vì những chủ đề đó dễ làm sếp hiểu nhầm rằng bạn đang cố gắng tìm hiểu nhiều hơn về sếp...

Nói tóm lại, có nhiều cách để phòng thủ trong trường hợp sếp thích bạn. Tuy nhiên, nếu bạn cũng cảm thấy xao động trước tình cảm của sếp thì lúc đó, "đối tượng tác chiến" lại chính là... bạn. 

Truy cập website CareerViet để có thêm nhiều kiến thức bổ ích và “săn” cơ hội việc làm hấp dẫn. Hay các công việc tại tại các tỉnh thành trên toàn quốc với nhiều vị trí cùng mức lương hấp dẫn. Đồng thời chuẩn bị cho mình một CV thật chuyên nghiệp tại CV Hay để có cơ hội việc làm tốt nhất!

Top những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất: 

Tìm việc làm | Tìm việc làm tại Hải Phòng | Việc làm lái xe Đà Nẵng | Tuyển dụng Bắc Ninh | Tuyển dụng Bắc Giang |  tìm việc giao hàng | tuyển lái xe cho giám đốc tại Hà Nội | tuyển công nhân sản xuất |  việc làm tại Sài Gòn | việc làm An Giang | việc làm Quảng Ngãi

Bài viết khác

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm

Luật hấp dẫn là gì? Cách sử dụng và ứng dụng luật hấp dẫn thu hút tiền bạc, tình yêu đặc biệt là công việc. Click để xem ngay bài viết sau!

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay