Chuyên viên pháp lý: Nghề "gác cổng" cho doanh nghiệp

Lượt xem: 32,457
Các công ty, doanh nghiệp đang có xu hướng tuyển nhân sự tư vấn luật nhằm tạo sự an tâm trong công việc kinh doanh, hạn chế dần tình trạng "nước tới chân mới nhảy"- đụng chuyện thì mới kiếm luật sư.


Tiếng nói có trọng lượng

Kinh tế thời mở cửa, thị trường đầy biến động nên hầu hết các ông chủ đều muốn đảm bảo an toàn cho sự nghiệp của mình. Với một chuyên viên pháp lý nội bộ, nhà đầu tư có thể yên tâm kinh doanh. Do đó, vị trí này đang ngày một có ảnh hưởng rất quan trọng đến chu trình hoạt động, nhiều khi quyết định đến sự sống còn của công ty.

Khi công ty ký kết hợp đồng với một đối tác nào đó thì chuyên viên pháp lý là người vào cuộc đầu tiên. Họ phải tìm hiểu kỹ về đối tác đến từng chi tiết cụ thể. Chỉ khi nào chắc chắn không có vấn đề gì thì tiến hành hợp tác.

Một số chủ doanh nghiệp không ngại khẳng định: "Chỉ cần chuyên viên pháp lý nhíu mày nghi vấn cũng đủ cứu cho đơn vị một bàn thua trông thấy vì chỉ cần một sơ hở trong hợp đồng có thể gây thiệt hại hàng trăm triệu đồng".

"Tầm quan trọng của chuyên viên pháp lý còn được thể hiện rõ qua khâu đối nội. Đó là sự nhạy bén, nhanh chân tiến hành đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, bản quyền cho công ty, là nơi quản lý hồ sơ đạt chất lượng cao..." - một nhân viên tư vấn luật chia sẻ.

Chuyên viên pháp lý còn phải tư vấn lãnh đạo, trưởng các phòng ban tiến hành công việc theo đúng hướng, đúng chức năng kinh doanh đã đăng ký. Với sự am hiểu luật kinh tế, các chuyên viên này trợ giúp vấn đề xử lý tài chính, thu hồi công nợ trong và ngoài nước, hạn chế tối đa việc phải ra trước cơ quan có thẩm quyền.

Tuyển dụng khó, yêu cầu cao

Khi tuyển chuyên viên pháp lý, nhà tuyển dụng luôn ưu tiên những người đã qua trải nghiệm, từng va chạm với nhiều tình huống. Ngoài ra, ứng viên còn phải có chứng chỉ hành nghề luật sư. "Chúng tôi không chỉ cần một người tư vấn luật mà còn cần cả người đủ tư cách đại diện cho mình khi cần thiết", một giám đốc lý giải.

Với chuyên viên pháp lý, để thành công trong công việc thì nằm lòng kiến thức luật là không đủ. Nói như Huyền Trinh, có 3 năm làm tư vấn luật thì "luôn chiến đấu với chính bản thân". Đó là luôn cập nhật thông tin, văn bản luật trong và ngoài nước. Mọi biến động của thị trường có sự tham gia của công ty đều phải nắm bắt nhằm có sự ứng phó kịp thời, có sự tham vấn thiết thực cho nội bộ. Làm được điều này, chính mỗi chuyên viên pháp lý đã thể hiện bản lĩnh, tác phong chuyên nghiệp, năng động của một chuyên viên pháp lý đầy tiềm năng.

Đồng hành với các kỹ năng tạo nên sự thành công cho một chuyên viên pháp lý còn kể đến tính trung thực, khả năng chịu áp lực cao; tinh thần đồng đội, tính phối hợp, hỗ trợ cùng sự chính xác, tỉ mỉ, cẩn trọng với các thông tin...

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay