Có kinh nghiệm, nhưng vẫn thất bại, vì sao?

Lượt xem: 14,612
Có những nhà quản lý lão luyện, làm việc hiệu quả và tích lũy được những thành công nhất định nhưng họ lại gặp những thất bại cay đắng khi điều hành tổ chức. Trong trường hợp này, nguyên nhân có thể nằm ở chính những thói quen xấu của họ.


Những nguyên nhân bề nổi và bề sâu dẫn đến thất bại của những người này:

- Quan niệm quản lý có vấn đề khiến tổ chức không nhận thức đúng đắn những vấn đề mới nảy sinh hay những biến đổi.

- Lạc quan quá mức, không nhìn thẳng thực tế trong thời gian dài.

- Nảy sinh những trở ngại về giao tiếp giữa các cấp trong tổ chức hay thiếu nhanh nhạy với thông tin bên ngoài.

- Người quản lý thiếu sự kiên định vì quá trình làm việc trước đó chưa gặp nhiều khó khăn.

Tất cả những nguyên nhân này cho thấy sự thất bại của người quản lý không chỉ bởi họ không thể hoàn thành công việc nói chung mà còn vì họ thiếu khả năng ứng biến với những thay đổi tiêu cực. Những thói quen chi phối xu hướng này của họ gồm:

1. Tâm lý tự tin thái quá

Rất nhiều người quản lý không nhìn thấy điểm yếu này của mình, tự cho rằng mình là trung tâm của tổ chức. Chỉ đạo mà không sâu sát, ra lệnh mà muốn được thành công ngay, những người này tự tin đến mức luôn cho rằng thành công của tổ chức không phải là kết quả của sự cố gắng chung mà là do năng lực của bản thân. Nhân viên sẽ ngấm ngầm phản đối bằng sự thiếu cố gắng vì họ hiểu được rằng có tích cực đến mấy cũng là sếp được hưởng lợi mà thôi.

2. Lẫn lộn giữa công ty và bản thân

Những người công tư lẫn lộn này quá coi trọng cảm xúc cá nhân, lãnh đạo và đánh giá nhân viên theo cảm hứng. Đa phần những công việc họ làm không xuất phát từ lợi ích của công ty mà thường theo tiêu chí mang lại lợi nhuận lớn nhất cho bản thân. Họ thường chọn những đối tác chịu chi tiền hoa hồng lớn hay những lĩnh vực mà bản thân đã quen việc.

3. Ôm đồm, nghĩ mình biết tuốt

Trong một thế giới mà hoàn cảnh khách quan luôn biến đổi như hiện nay, dù kinh nghiệm làm việc có phong phú đến đâu thì không ai có thể tự tin rằng mình nắm vững mọi lĩnh vực. Những người lãnh đạo vốn đươc coi là quyết đoán, nhanh nhạy thì hay đưa ra những quyết định mà nguy cơ để lại hậu quả là rất lớn. Những người này tự nhận việc, tự chịu trách nhiệm và khăng khăng một phương án mà không quan tâm rằng, có những việc chịu trách nhiệm thôi là chưa đủ.

4. Khăng khăng ý kiến của mình

Nhiều nhà quản lý có kinh nghiệm đều cho rằng nên duy trì sự đồng thuận và thống nhất trong công ty, khi đã đưa ra một quyết định chỉ cần áp dụng phương pháp ai làm việc đó, tập trung không ý kiến là mọi việc sẽ suôn sẻ. Thực tế cho thấy, với một thế giới đang thay đổi từng ngày thì việc thiếu giao lưu phản hồi với mọi thành viên trong tổ chức sẽ không đưa ra được phương án giải quyết linh hoạt, hiệu quả nhất cũng như làm mất đi khả năng ứng phó của tổ chức.

5. Coi trọng hình tượng công ty quá mức

Vẫn biết rằng một người quản lý luôn cần cố gắng để xây dựng một hình tượng đẹp cho tổ chức của mình nhưng nếu chỉ chú tâm vào xây dựng và quảng bá hình ảnh thì không phải biện pháp hiệu quả nhất để duy trì và nâng cao lợi nhuận. Hệ quả của chứng coi trọng quá mức hình tượng công ty mình thể hiện ở việc tập trung tài chính vào quảng cáo, xây dựng thêm nhiều nhà xưởng và trang bị những thiết bị chẳng bao giờ dùng đến hay chi dùng với mục đích làm đẹp bản thân.

6. Coi thường mọi trở ngại

Tâm lý của những người có kinh nghiệm là thường đánh giá thấp mức độ nguy hiểm các thử thách phải đối mặt và thường chỉ đạo nhân viên cấp dưới một cách võ đoán và phó mặc, “cứ thực hiện đi, có khó khăn gì đâu mà”. Bản thân vị sếp này cũng không đánh giá được đúng những năng lực của nhân viên để có phương án dùng người hiệu quả trong từng trường hợp. Nước đến chân mới nhảy, dù có nhảy cao đến mấy cũng có lúc không tránh khỏi chết chìm.

7. Áp dụng mãi những kinh nghiệm xưa cũ

Có những biện pháp thực sự hiệu quả và đã đem lại thành công nhiều lần không phải là một sự đảm bảo chắc chắn rằng lần tiếp theo sẽ thành công. Không chừng những đối thủ xưa cũ đã quá quen với những chiêu thức này có thể bật lại bạn bằng những chiêu khống chế. Đổi mới tiềm ẩn những rủi ro nhưng nhiều hơn cả là những cơ hội. Người quản lý cần nắm vững những thay đổi thời cuộc, tìm tòi đổi mới không ngừng để làm chủ mọi tình huống, đảm bảo thành công.

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay