Có nên xin nghỉ sau 2 tuần làm việc đầu tiên?
Lượt xem: 49,042Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Hiện nay, một số việc làm như shopee tuyển dụng, giám sát an toàn,việc làm tiếng Nhật, cộng tác viên, việc làm Bình Dương, việc làm online,... được đánh giá là những công việc hot. Nhưng để biết được công việc có hợp với mình không thì sẽ cần thời gian. Sau 2 tuần, thậm chí 2 ngày làm việc đầu tiên, bạn nhận thấy công việc này không phù hợp với mình và muốn nghỉ việc. Bạn có nên nhanh chóng thực hiện quyết định này?
Trường hợp này thường xảy ra với những người mới tốt nghiệp hay đang trong quá trình thực tập. Họ cầu toàn và muốn tìm được công việc ưng ý nhất. Tuy nhiên, hãy cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định bởi nghỉ việc ngay sẽ ảnh hưởng ít nhiều tới cuộc sống và sự nghiệp sau này của bạn.
Bạn muốn xin nghỉ việc sau 2 tuần làm
Trước mắt, bạn sẽ phải đối mặt với những nguy cơ sau:
Sếp và đồng nghiệp tức giận
Họ nghĩ rằng mình đã tuyển được người phù hợp và giờ có thể chuyên tập vào nhiệm vụ riêng của mình. Và nếu bạn nghỉ việc sớm, họ sẽ phải bắt đầu lại quá trình tuyển dụng một lần nữa. Hay nói cách khác, họ sẽ phải tiêu tốn nhiều thời gian, công sức và cả tiền bạc.
Khó có cơ hội quay lại làm việc cho công ty
Rất hiếm có công ty nào mở rộng cánh cửa chào đón nhân viên đã rời bỏ mình chỉ sau thời gian làm việc ngắn ngủi.
Danh tiếng của khoa/ trường học của bạn sẽ bị ảnh hưởng
Nhà tuyển dụng có thể nghĩ rằng họ sẽ không bao giờ muốn hợp tác với bất kỳ ai thuộc trường đại học/ khoa của bạn.
Tạo ra "xu hướng" không tốt
Khả năng nghỉ việc chỉ sau vài ngày có thể sẽ tiếp tục tái diễn trong tương lai nếu bạn không có lý do chính đáng cho tình huống.
Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại. Nếu công việc thực sự không phù hợp nhưng vẫn tiếp tục chịu đựng nó, bạn có thể gặp phải những khó khăn về tâm lý, cảm xúc, thậm chí sức khoẻ thể chất. Và trong một số trường hợp, bạn cũng có thể tác động tới tình trạng tâm lý, cảm xúc và tài chính cho nhà tuyển dụng, đặc biệt trong dài hạn.
Nếu quyết định nghỉ việc luôn, điều bạn cần làm là làm sao để giảm thiểu hậu quả tiêu cực một cách tối đa. Dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn:
Nói chuyện trực tiếp với sếp
Sếp xứng đáng được nghe lời giải thích trực tiếp lý do nghỉ việc từ bạn. Lúc này, thư xin nghỉ, email, gọi điện thoại hay tồi tệ nhất là tự động "biến mất" đều không phải là những biện pháp thích hợp.
Hoàn toàn trung thực và thể hiện sự tiếc nuối
Bạn có thể lấy những lý do "hư cấu" cho sự ra đi của mình như "Người nhà bị bệnh nặng" hay "Phải tiếp tục việc học". Bạn không nên làm như vậy. Thay vào đó, hãy thái độ hối tiếc và tập trung vào cảm giác lẫn những nỗi lo chính đáng của bạn, rằng việc ở lại không chỉ khiến bạn mà cả nhà tuyển dụng tổn thương.
Đề nghị ở lại cho tới khi có người thay thế
Điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng có cái nhìn tích cực về bạn hơn bởi bạn đã thể hiện mình là người có trách nhiệm.
Rút ra bài học
Hãy suy nghĩ, cân nhắc thật kỹ khi chấp nhận lời đề nghị công việc của nhà tuyển dụng. Hãy đảm bảo rằng đó là công việc thực sự phù hợp. Đừng để danh tiếng sự nghiệp của mình bị ảnh hưởng tiêu cực khi để tình trạng nghỉ việc sau 1 thời gian làm việc ngắn ngủi bởi các nhà tuyển dụng có thể “truyền tai” nhau rằng bạn là một nhân viên không đáng tin cậy hay không nên thuê bạn làm việc.