Cư xử với sếp trẻ

Lượt xem: 13,964

Bạn đã hơn 40 tuổi mà vị sếp mới lại chỉ ngấp nghé 30. Bạn cảm thấy gặp trở ngại trong cách cư xử, quan điểm và phong cách khi làm việc với vị sếp “nhí” này?

Dưới đây là vài bí quyết dành cho bạn khi gặp tình huống như vậy:

Sếp là một người trẻ tài năng

Rõ ràng phải tài năng thì “kẻ nhí” ấy mới lên lãnh đạo bạn được chứ. Hãy nghĩ về sếp như về bất kỳ người trẻ tài năng nào khác, đừng cho rằng đó là một “oắt con”. Có thể bạn sẽ học hỏi được nhiều điều từ họ đấy.

Tất cả vì lợi ích chung

Khi có mâu thuẫn xảy ra, hãy cố gắng tìm ra hướng giải quyết trước khi mọi việc trở nên tồi tệ hơn. Ví dụ, trong tình huống khi mà sếp đã tự quyết định vấn đề nào đó một mình nhưng theo kinh nghiệm lâu năm của bản thân bạn cho rằng quyết định đó không phù hợp. Thay vì bạn tỏ thái độ không hài lòng hãy thẳng thắn nói chuyện với sếp về những lo lắng của bạn. Vì lợi ích chung nếu lý lẽ của bạn hợp lý chắc chắn sếp sẽ nghe theo.

Hãy là một nhân viên, đừng làm “phụ huynh” của sếp

Có thể trong thực tế, tuổi của sếp có thể chỉ bằng tuổi con cái bạn nhưng cũng không nên sử dụng cách nói với con cái để nói chuyện với sếp. Cần phân biệt rõ môi trường làm việc và gia đình. Tránh sử dụng những từ ngữ như “theo kinh nghiệm của tôi” bởi vì nó sẽ khiến sếp cảm thấy không được tôn trọng.

Trang bị đầy đủ kỹ năng

Những sếp trẻ này có đầy đủ lý lẽ trong đầu để đối phó với những nhân viên thiếu năng lực. Nếu bạn cảm thấy mình chưa tự tin về một kỹ năng nào đó, hãy tự tìm cách học hỏi thêm. Mặt khác, nếu bạn có kỹ năng chuyên môn nào mà công ty đang cần thì hãy nói với sếp.

Tôn trọng sự khác biệt về giao tiếp

Hiểu phong cách giao tiếp của sếp và nhanh chóng thích nghi với chúng là phong thái làm việc của nhân viên dày dặn kinh nghiệm. Ví dụ, có những sếp chỉ thích nói chuyện trực tiếp với nhân viên khi có vấn đề cần bàn hơn là nói qua điện thoại hay gửi thư điện tử. Bạn cần bắt đầu quen dần với việc đó và khiến nó trở nên thói quen.

Thể hiện thái độ cởi mở với sếp

Thực tế thì hầu hết các sếp trẻ tuổi đều cảm thấy có chút lo lắng về kiến thức và kinh nghiệm họ có so với những nhân viên lâu năm. Sếp có thể nghĩ rằng bạn luôn soi xét và chờ đợi họ mắc lỗi để thay thế vị trí hiện tại của họ. Nếu bạn không có chút mong muốn nào với vị trí đó hãy trò chuyện thẳng thắn với sếp. Điều này sẽ khiến sếp nhìn nhận bạn như một đồng minh từ đó có thể cởi mở hợp tác làm việc hơn thay vì dè chừng bạn như đối thủ cạnh tranh.

Tuy nhiên, nếu bạn có mong muốn thăng tiến thì bạn cũng nên nói chuyện với sếp và hỏi ý kiến và lời khuyên từ sếp để có kế hoạch phát triển. Bởi vì chính sếp sẽ là người nhận xét và cân nhắc việc thăng chức cho nhân viên cấp dưới.

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay