CV của bạn “có vấn đề”?

Lượt xem: 13,859

 

 

Bạn đã an tâm với phần phỏng vấn của mình. Bạn nghĩ rằng thư xin việc như vậy là đã ổn. Thế nhưng, một vấn đề duy nhất là: Bạn không nhận được cuộc gọi từ phía công ty. Vậy nguyên nhân do đâu?
Có thể không phải chỉ có bạn mới phù hợp nhất cho vị trí công việc mà bạn xin tuyển. Hoặc cũng có thể bạn có một chút sai sót trong CV xin việc của mình.

Lý do thứ nhất có thể chấp nhận được, nhưng nếu bạn rất tin vào khả năng của mình thì hãy kiểm tra lại CV xem mình có mắc phải một trong 10 lỗi sau đây không nhé:

Vấn đề thứ nhất: Khó đọc

Cách giải quyết: Để người đọc không phải khó khăn khi đọc, bạn nên sử dụng phông chữ thông dụng và dễ đọc nhất hiện nay. Sử dụng các tiêu đề, mỗi mục cần tạo một khoảng trống để đoạn văn bản không bị rối.

Vấn đề thứ 2: Thành quả công việc không rõ ràng

Cách giải quyết: Bạn rất giỏi trong công việc bán hàng. Tất nhiên nhưng làm thế nào bạn có thể so sánh với các ứng viên cũng có những kỹ năng tương tự như bạn? Vì thế, hãy đưa ra những con số cụ thể để chứng minh kết quả công việc của bạn.

Vấn đề thứ 3: Kiểu CV nghèo nàn

Cách giải quyết: Không phải ai cũng thích hợp với tất cả các kiểu CV. Nếu bạn mới tốt nghiệp, ít kinh nghiệm, bạn không nên sử dụng CV viết theo trật tự thời gian mà nên sử dụng CV chức năng.

Vấn đề thứ 4: Quên những nội dung cơ bản như họ tên và thông tin liên lạc của bạn

Cách giải quyết: Đối với những thông tin cần thiết, bạn cần kiểm tra lại hai lần. Cần đảm bảo rằng, trong CV luôn phải có đầy đủ họ tên, địa chỉ email và số điện thoại của bạn để nhà tuyển dụng mới có thể liên lạc được với bạn.

Vấn đề thứ 5: PR bản thân quá ít

Cách giải quyết: Bạn nghĩ rằng mình không có nhiều kinh nghiệm? Thế nhưng, thực tế không phải vậy. Bất cứ các hoạt động tình nguyện nào cũng là một trải nghiệm, dù nó không liên quan đến lĩnh vực của nhưng nó cũng là một trong những yếu tố hình thành kỹ năng làm việc linh hoạt.

Vấn đề thứ 6: Bỏ trống công việc trước đây

Cách giải quyết: Nó rõ công việc bạn làm trong suốt thời gian nghỉ việc. Nếu thời gian đó bạn dành cho gia đình, bị ốm hay đi du lịch thì cũng nên đề cập trong CV để nhà tuyển dụng không nghi ngờ bạn về những thông tin thiết chi tiết đó.

Vấn đề thứ 7: Lỗi quá nhiều

Cách giải quyết: Đọc lại toàn bộ và kiểm tra kỹ càng trước khi gửi hồ sơ đi. Nhớ rằng, lỗi đánh máy và lỗi ngứ pháp bộc lộ bạn là người cẩu thả và không quan tấm đến công việc.

Vấn đề thứ 8: Trình bày không thống nhất

Cách giải quyết: Khi đã chọn được kiểu CV rồi, bạn cần phải chú đến đến sự thống nhất trong cách trình bày. Chẳng hạn, nếu các tiêu đề chính gạch chân thì bạn phải đảm bảo rằng toàn bộ chúng phải được gạch chân.

Vấn đề thứ 9: Bạn nghĩ rằng mọi thứ đã OK

Cách giải quyết: Dù đã hoàn hảo về kỹ năng, về cách trình bày CV nhưng bạn có chắc đáp ứng đầy đủ yêu cầu của nhà tuyển dụng? Bạn cần phải chú ý đến từ ngữ miêu tả công việc: phải rõ ràng, có tính thông dụng, dễ hiểu. Kỹ năng và kinh nghiệm của bạn phải liên quan đến công việc.

Vấn đề thứ 10: Thổi phồng CV

Cách giải quyết: Tránh phóng đại hoặc nói dối về những thành quả đạt được và trách nhiệm công việc trước đây của bạn. Nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng kiểm tra lại thông tin đó và bạn sẽ bị đánh giá là người thiếu trung thực.

 

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay