CV của bạn sẽ sống sót qua “Thử thách 6 giây”?

Lượt xem: 23,505

Hẳn chúng ta đã từng nghe nói rằng trung bình các chuyên viên tuyển dụng chỉ dành 6 giây để lướt qua thông tin và đánh giá sơ bộ một hồ sơ dự tuyển, xác định mức độ phù hợp của ứng viên đó với vị trí mà họ đang tìm kiếm. Dù bạn tin hay không, thực tế đúng như vậy. Bộ phận tuyển dụng của khá nhiều công ty thường áp dụng quy tắc 6 giây khi phải sàng lọc hàng loạt hồ sơ ứng viên. Và những phản hồi cho thấy, nó hiệu quả đối với công tác tuyển dụng!

Vậy nên làm thế nào khi bạn có quá ít thời gian để gây ấn tượng và lọt vào “mắt xanh" của nhà tuyển dụng? Tất nhiên câu trả lời là phải làm tốt nhất mọi thứ khi thời gian cho phép để có thể “toả sáng” trong khoảnh khắc ngắn ngủi đầy áp lực tại “hiện trường”. Hãy bắt đầu bằng việc rà soát lại tất cả những điều bạn trình bày trong CV và tối ưu nó cho mục đích tìm việc.

Dưới đây là một vài gợi ý giúp bạn chỉnh sửa lại CV xin việc nhằm vượt qua "Thử thách 6 giây" (6-Second Test):

1. Từ khoá (Keyword)

Từ khoá không phải dành cho chuyên viên tuyển dụng xem, mà nhằm để vượt qua hệ thống sàng lọc hồ sơ (Applicant Tracking System). Hiện tại có khá nhiều công ty sử dụng các công cụ như thế này để kiểm tra và loại bớt hồ sơ kém chất lượng, chưa đạt tiêu chuẩn hoặc không phù hợp nhu cầu.

Đừng quá căng thẳng! Việc sử dụng từ khoá không cần phức tạp. Những từ khoá đúng luôn có thể tìm thấy trong các mẩu tin tuyển dụng và mô tả công việc của vị trí mà bạn quan tâm, hãy dùng chính các từ khoá đó cho CV của mình. Lựa chọn và trình bày hợp lý những từ ngữ mà nhà tuyển dụng đã dùng vào bản lý lịch của mình là bạn đã sở hữu một “vẻ ngoài” đúng mực, đầy hiệu quả.

Nếu vẫn còn muốn “thêm mắm dặm muối”? Hãy thêm vào CV vài thuật ngữ chuyên ngành phổ biến để chứng minh kiến thức và mức độ hiểu biết của bản thân. Để cho thấy mình phù hợp với một công ty cụ thể hãy sử dụng chính xác những từ hoặc cụm từ mà bạn đọc được trên trang nghề nghiệp của họ khi mô tả phong cách, sở thích và văn hoá cá nhân.

Nhớ nhé, không có các từ khoá này, hồ sơ bạn không “sống sót” nổi 1 giây!

2. Link dẫn đến các trang Social Media

Bởi vì chúng ta đang sống trong thời đại của thông tin và công nghệ, tâm lý chung của hầu hết chuyên viên tuyển dụng khi lọc hồ sơ, họ muốn nhìn thấy những liên kết tới các phương tiện truyền thông xã hội liên quan đến nghề nghiệp của bạn.

Thông thường, Linkedin là địa chỉ đủ để thể hiện sự chuyên nghiệp. Chia sẻ thêm link Facebook và các website cá nhân khác cũng tốt, qua những thông tin đọc được nhà tuyển dụng sẽ hiểu hơn đôi chút về bạn.

Lý do khiến sự hiện diện của tài khoản mạng xã lại quan trọng trong giây thứ 2 là nó giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng vì đã khiến cho công việc tìm hiểu ứng viên của họ dễ dàng hơn một chút. Sự hợp tác và cởi mở của bạn được đánh giá cao. Khi nhà tuyển dụng đã quan tâm và hứng thú với CV, họ sẽ muốn gặp bạn để trao đổi cụ thể hơn.

3. Khoảng trắng

Khoảng trắng thực sự có giá trị!

Một bản CV chi chít chữ với định dạng nhỏ, canh lề sát rạt và không được cách đoạn phù hợp thực sự trông rất ngộp thở. Nó giống như lời tự thú một cách tuyệt vọng rằng: “Tôi không có cách nào làm cho hồ sơ của mình có vẻ ấn tượng hơn đâu. Hãy thương dùm tôi!”

Đừng tự giết chết hồ sơ của mình trong 3 giây! Hãy để các khoảng trắng được phát huy tác dụng là quãng nghỉ cho cảm xúc và luồng suy nghĩ. Có khoảng trắng thích hợp nghĩa là bạn đã tạo điều kiện để người đọc có thời gian cân nhắc về mức độ phù hợp của mình.

4. Những con số

Khi nhìn vào một CV, chuyên viên tuyển dụng thường chẳng mấy quan tâm ứng viên đã từng làm việc gì đâu, họ muốn được xem minh chứng rằng bạn từng làm tốt công việc phụ trách. Điều này có nghĩa là hồ sơ của bạn cần có những câu khẳng định như “đạt 150% chỉ tiêu doanh số quý”, “hoàn thành 97% dự án theo thời hạn đặt ra”, “tổ chức thành công sự kiện chỉ với 80% ngân sách dự chi”… Không có báo cáo định lượng nào thì hồ sơ của bạn có thể cầm cự được 4 giây, nhưng sau đó nhà tuyển dụng sẽ chuyển sang tìm kiếm ứng viên khác có thể chứng minh rõ ràng năng suất và hiêụ quả công việc của họ.

Tuy nhiên, những dữ liệu bạn đưa ra trong hồ sơ xin việc của mình cần thực tế và cụ thể, tuyệt đối tránh lạm dụng những từ ngữ quá phổ biến dễ khiến nhà tuyển dụng cảm thấy mất thời gian mà bỏ ngay CV của bạn sang một bên.

5. Sự công nhận từ xã hội

Nói đơn giản, sự công nhận chính là những bằng chứng bạn đưa ra để khẳng định tôi đúng là người như mô tả. Ví dụ nếu bạn nói tôi có “kỹ năng bán hàng xuất sắc” thì hãy cho thấy bằng chứng xác nhận tuyên bố đó. Bạn từng đạt cúp Nhân viên bán hàng của năm, được tuyên dương vì thành tích doanh số liên tục vượt chỉ tiêu… Hoặc thông qua các tài khoản mạng xã hội mà bạn chia sẻ link, những thành tựu hoặc lời công nhận từ cộng đồng dành cho kỹ năng bán hàng vượt trội của bạn được đề cao.

Trong giây thứ 5 này, có vẻ bạn đang trên đà tạo ấn tượng rất tốt. Không có các sự công nhận thực tế, bạn cũng chỉ giống như một người tự phóng đại bản thân thôi.

6. Khả năng lãnh đạo

Đây là trở ngại cuối cùng. Nhà tuyển dụng muốn nhìn thấy khả năng lãnh đạo bởi vì họ không chỉ tìm kiếm một nhân viên giỏi ngay hiện tại mà còn dự kiến đến người quản lý tốt trong tương lai.

Bạn có từng giữ vị trí quản lý/ trưởng nhóm? Bạn từng thực hiện tốt các công tác không thuộc phạm vị mô tả công việc hoặc vùng an toàn của bản thân? Bạn từng thử sức ở những lĩnh vực mới?...

Nếu có thể làm rõ rằng mình là người có tiềm năng dẫn dắt đội nhóm, bất kể chức công việc gần đây nhất của bạn là gì, bạn đã xuất sắc vượt qua giây thứ 6. Xin chúc mừng, tin rằng bạn có thể chuẩn bị tâm lý cho một buổi phỏng vấn và suy nghĩ dần về một công việc!

Hãy thử áp dụng ngay những gợi ý về “Thử thách 6 giây”. Chỉnh sửa lại CV, sau đó tự đặt mình vào vị trí người sàng lọc hồ sơ và trả lời xem bạn sẽ thành công hay thất bại nhé!

(Nguồn tham khảo: Careers in Government)

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :

Bài viết khác

Cùng CareerViet tìm hiểu freelancer là gì, những lợi ích, thách thức của nghề này, và cách bắt đầu làm freelancer tại Việt Nam để tăng thu nhập hiệu quả.

Xem thêm

Interview là gì? Tìm hiểu cách chuẩn bị và trả lời phỏng vấn hiệu quả với các kỹ năng, lời khuyên và những bí quyết giúp bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Xem thêm

Giới thiệu bản thân thường là câu hỏi đầu tiên trong buổi phỏng vấn và cũng là yếu tố then chốt chinh phục nhà tuyển dụng. Xem ngay cách giới thiệu sao cho ấn tượng nhé!

Xem thêm

Phỏng vấn là bước quan trọng quyết định thành công trong hành trình tìm kiếm việc làm. Để ghi điểm với nhà tuyển dụng và tự tin chinh phục vị trí ứng tuyển, bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng về kiến thức và kỹ năng mềm. Trong bài viết này, CareerViet sẽ chia sẻ bí quyết hiệu quả giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng nhé!

Xem thêm

Project Manager là vị trí đóng vai trò quan trọng trong việc lập kế hoạch, thực hiện, giám sát và kiểm soát dự án cho đến khi dự án kết thúc

Xem thêm

Thực tập sinh chính là cơ hội để tích lũy kinh nghiệm, khám phá con đường sự nghiệp, tạo cho mình một lợi thế trên thị trường, tạo môi trường năng động

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay