CV Là Gì? Mẹo Viết CV Cho Sinh Viên Mới Ra Trường Ấn Tượng Với Nhà Tuyển Dụng
Lượt xem: 39,525Theo một công bố trên trang web Ladders gần nhất, thông thường một nhà tuyển dụng chỉ dành khoảng từ 7,4 giây đến 8,8 giây trung bình để xem một CV của ứng viên. Vậy CV là gì? Làm thế nào để viết CV cho sinh viên mới ra trường hoàn chỉnh, chuyên nghiệp để ‘lọt vào mắt xanh’ của nhà tuyển dụng, hãy cùng CareerViet tham khảo bài viết sau đây nhé.
Những thông tin cần biết về CV cho sinh viên mới ra trường
CV là gì?
CV là viết tắt của từ "Curriculum Vitae” trong tiếng anh, có nghĩa là tài liệu chứa thông tin cá nhân, học vấn, kỹ năng và kinh nghiệm làm việc của bạn. Đối với sinh viên mới ra trường, có thể nói CV đóng vai trò khá quan trọng trong việc giới thiệu bản thân và chứng minh năng lực tiềm năng với nhà tuyển dụng. Ngoài ra, mục tiêu của một bản CV chuyên nghiệp và chỉn chu còn đem đến cho ứng viên các lợi thế khác như:
- Tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng và nổi bật giữa đám đông các ứng viên.
- Nâng cao cơ hội nghề nghiệp với công việc yêu thích hoặc lĩnh vực đang muốn theo đuổi và phát triển.
- Giúp nhà tuyển dụng đánh giá được sự phù hợp và tiềm năng của ứng viên.
>>> Xem thêm:
Tiêu đề CV là gì? Cách đặt tiêu đề CV chuẩn cho mọi ngành
Những con số biết nói trong CV
Bố cục cơ bản của CV cho sinh viên mới ra trường
Để có được một CV chuyên nghiệp và ấn tượng, sau đây là một thành phần quan trọng vài gợi ý cần có trong CV của bạn:
- Thông tin cá nhân
- Mục tiêu nghề nghiệp (Mục Tiêu Ngắn Hạn và mục Tiêu Dài Hạn)
- Học vấn và chứng chỉ
- Hoạt động ngoại khóa và kỹ năng đặc biệt
- Dự án hoặc kinh nghiệm thực tế
CV tốt giúp gây ấn tượng với nhà tuyển dụng (Nguồn: Internet)
Hướng dẫn cách viết CV cho sinh viên mới ra trường
Bên cạnh thông tin bố cục cơ bản trên, việc trình bày một chiếc CV chuyên nghiệp và gây ấn tượng với nhà tuyển dụng quan trọng. Sau đây là hướng dẫn cách tạo CV cho sinh viên mới ra trường mà bạn có thể tham khảo:
Thông tin cá nhân
Các thông tin yêu cầu cơ bản như họ tên, địa chỉ liên lạc, số điện thoại và email. Đảm bảo thông tin này rõ ràng và chính xác để nhà tuyển dụng có thể dễ dàng liên hệ với bạn khi cần thiết.
Mục tiêu nghề nghiệp:
Trong phần này, bạn nên nêu rõ mục tiêu nghề nghiệp của mình và những gì bạn muốn đạt được trong sự nghiệp. Lưu ý, tập trung vào mục tiêu liên quan đến lĩnh vực mà bạn đang ứng tuyển, bao gồm mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn:
- Mục Tiêu Ngắn Hạn (6 tháng - 1 năm): Mục tiêu ngắn hạn cần phù hợp với lĩnh vực bạn muốn theo đuổi, và có thể dựa vào các đầu mục công việc yêu cầu của công ty mà bạn đang ứng tuyển. Hãy lựa chọn những vị trí phù hợp với năng lực và đam mê của bạn, từ đó tích lũy kinh nghiệm, xây dựng mạng lưới chuyên nghiệp và tiến bước đầu tiên trong sự nghiệp.
- Mục Tiêu Dài Hạn (3 - 5 năm): Mục tiêu dài hạn là một đích đến lớn mang tính quyết định đến sự nghiệp của bạn. Đối với sinh viên mới ra trường, mục tiêu dài hạn có thể là vị trí chuyên gia trong lĩnh vực mà bạn đam mê và muốn theo đuổi.
Viết mục tiêu nghề nghiệp phảo rõ ràng (Nguồn: Internet)
Kỹ năng
Tiếp theo, trong phần kỹ năng, hãy trình bày những kỹ năng mà bạn đã phát triển trong quá trình học tập và các hoạt động ngoại khóa. Điều này bao gồm các kỹ năng mềm như giao tiếp, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, cũng như kỹ năng kỹ thuật, ngoại ngữ và tin học. Hãy chia sẻ vào CV bất kỳ các hoạt động ngoại khóa hoặc công việc tình nguyện. Những hoạt động này thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy được tính cách chủ động và cởi mở của bạn.
Dự án hoặc kinh nghiệm thực tế (nếu có)
Trong phần kinh nghiệm, hãy liệt kê các dự án, thực tập hoặc công việc tình nguyện mà bạn đã tham gia. Mô tả chi tiết nhiệm vụ mà bạn đã đảm nhận và nhấn mạnh những kỹ năng và thành tựu mà bạn đã đạt được trong từng hoạt động. Đây sẽ là một điểm cộng khá lớn để nhà tuyển dụng có thể hiểu rõ hơn về khả năng của bạn trong môi trường công việc thực tế.
Trình độ học vấn và các chứng chỉ liên quan
Phần trình độ học vấn là nơi bạn liệt kê thông tin về trường học, ngành học, và các chứng chỉ liên quan đến lĩnh vực mà bạn đang xin việc. Nếu bạn có bất kỳ chứng chỉ, khóa học hoặc giải thưởng nào đáng chú ý, đừng quên đề cập đến chúng. Điều này giúp làm nổi bật hơn năng lực và sự học hỏi của bạn.
Mẹo nhỏ: Đối với những sinh viên mới ra trường, đây là là phần bạn có thể được đảo ngược vị trí “kinh nghiệm làm việc” để làm nổi bật CV.
Người tham chiếu
Cuối cùng, đưa ra thông tin liên lạc của những người tham chiếu mà bạn đã làm việc chung hoặc có mối quan hệ chuyên nghiệp. Những người này có thể là giáo viên, giảng viên, người quản lý trong thực tập, hoặc những người có thể chứng minh về kỹ năng và phẩm chất của bạn. Hãy đảm bảo bạn đã hỏi xin sự đồng ý từ người tham chiếu của mình trước khi đưa thông tin này vào CV.
Những lỗi thường gặp trong CV của sinh viên mới ra trường
Trong quá trình xây dựng CV, không thể tránh khỏi một vài lỗi phổ biến khi tạo CV cho sinh viên mới ra trường. Dưới đây là những lỗi đáng tránh khi viết CV:
Thiếu liên kết giữa các thông tin: Trong một bản CV cần phải có sự liên kết mạch lạc giữa các phần thông tin với nhau. Trình bày logic và sắp xếp thông tin một cách hợp lý, từ thông tin cá nhân, mục tiêu nghề nghiệp, kỹ năng, kinh nghiệm, trình độ học vấn, đến người tham chiếu sẽ giúp bạn “ăn điểm” hơn hẳn so với các ứng viên khác.
Mô tả kỹ năng chung chung: Nhiều sinh viên mới ra trường thường mô tả kỹ năng một cách chung chung và không cụ thể. Hãy sử dụng những cụm từ thuật ngữ chuyên ngành thích hợp, chính xác để mô tả kỹ năng và thành tựu của bạn.
Không đưa ra kết quả và thành tựu rõ ràng: Một số sinh viên không đưa ra các kết quả và thành tựu mà họ đã đạt được trong quá trình học tập và công việc. Hãy nhấn mạnh những thành tựu bằng số liệu cụ thể (nếu có) để thể hiện nhà tuyển dụng có góc nhìn khách quan hơn.
Một vài lưu ý để viết CV gây ấn tượng với nhà tuyển dụng
Để tạo sự ấn tượng với nhà tuyển dụng, sau đây sẽ là một số tips giúp bạn ghi điểm:
Tập trung vào nội dung chính
Đảm bảo CV của bạn cô đọng và chứa đựng thông tin quan trọng nhất. Tránh việc lặp lại và chỉ liệt kê những thông tin thực sự liên quan đến vị trí công việc bạn đang xin.
Kiểm tra chính tả và ngữ pháp
Đánh giá lại CV để tránh các sai sót chính tả và ngữ pháp. Một CV hoàn hảo về ngôn ngữ tạo dựng ấn tượng tích cực với nhà tuyển dụng.
Kiểm tra và chỉnh sửa
Hãy dành thời gian để xem xét lại CV và điều chỉnh cho phù hợp với từng vị trí mà bạn đang xin. Mỗi CV nên được tùy chỉnh để phù hợp với yêu cầu của từng công việc cụ thể.
Xem thêm:
Cách viết CV Business Analyst chuẩn nhất kèm CV BA mẫu
Hồ sơ xin việc gồm những gì? Cập nhật đầy đủ, chuẩn nhất 2023
Tạo CV cho sinh viên mới ra trường bằng CVHay
Để tạo CV chuyên nghiệp và thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng, bạn có thể sử dụng công cụ tạo CV trực tuyến như CVHay cung cấp các mẫu CV đẹp và chuyên nghiệp dành cho sinh viên mới ra trường:
CV Thực tập sinh nhân sự mẫu 1 - HR Intern
CV Thực tập sinh nhân sự mẫu 2 - HR Intern
Hy vọng những gợi ý từ CareerViet sẽ giúp cho bạn xây dựng được một chiếc CV cho sinh viên mới ra trường thật ấn tượng và chuyên nghiệp với công cụ CV Hay. Đừng quên theo dõi cẩm nang từ CareerViet để tham khảo thêm nhiều mẹo thật hay ho trong sự nghiệp nhé.