Đã đến lúc thay đổi nghề nghiệp?

Lượt xem: 37,523

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :

Có nhiều lý do khiến bạn phải đối mặt với việc chuyển nghề. Bước vào lĩnh vực mới luôn kéo theo nhiều sự xáo trộn. Nhưng đừng quá lo lắng, bạn không phải trường hợp cá biệt.

Tất nhiên bạn sẽ thường gặp câu hỏi: “sao phải chuyển nghề?” Và bạn cần phải trả lời, không phải cho người khác mà là chính bản thân mình. Hẳn nhiên bạn phải biết chính xác vì sao mình quyết định thay đổi hay buộc phải thay đổi. Chỉ là bạn phát ngấy với vị trí hiện tại? Muốn một môi trường mới? Chán nản vì sếp không đánh giá đúng nỗ lực của bạn? Có vài vấn đề công việc phát sinh ảnh hưởng đến lối sống của bạn? Hoặc bạn đang thực sự quan tâm đến một lĩnh vực mới?... Nguyên do thì rất nhiều, nhưng bạn cần tự giải thích được với bản thân một động cơ xác đáng.


Nỗi lo sợ khi quyết định chuyển việc

Ông Nguyễn Bá Trọng Luân: "Chỉ những người biết chấp nhận và dám đương đầu với sự thay đổi thì con đường phát triển sự nghiệp mới rộng mở và có nhiều chọn lựa hơn"

Theo ông Nguyễn Bá Trọng Luân – Trưởng Bộ phận Tuyển dụng của Samsung Vina Electronics: “Gắn bó một chuyên môn trong suốt thời gian dài, phản ứng đầu tiên của nhiều ứng viên khi được đề cập đến vấn đề này là họ chưa tự tin và thiếu sẵn sàng cho việc thay đổi. Điều này cũng dễ hiểu vì nghề nghiệp gắn liền với chuyên môn đã tạo cho mỗi cá nhân một kinh nghiệm và thói quen làm việc. Tuy nhiên, vận dụng một chuyên môn sẵn có cho một nghề duy nhất hiện nay đang bắt đầu được xem là quan niệm lỗi thời”. Nên có những thay đổi cần thiết để phát triển bản thân bằng cách chấp nhận những thử thách dù rằng thử thách thì sẽ đi cùng nhiều rủi ro. “Theo tôi, cá nhân có mục tiêu rõ ràng và đủ tham vọng sẽ luôn biết cách làm mới và thay đổi chính mình. Chỉ những người biết chấp nhận và dám đương đầu với sự thay đổi thì con đường phát triển sự nghiệp mới mở rộng và có nhiều chọn lựa hơn”, ông Luân chia sẻ.


Đâu là lúc nên thay đổi nghề nghiệp?

Một khi đã bắt đầu có những suy nghĩ không thoải mái về công việc mình đang làm thì đó là lúc bạn nên ngồi lại để đánh giá về lựa chọn của mình. Nhưng bất kỳ ai cũng sẽ phải có những ngày khó khăn tại nơi làm việc, đừng vội vàng để rồi nhầm lẫn là mình không còn thuộc về công việc này nữa. Bên cạnh đó lại có một điều may mắn, dù tình hình kinh tế có khó khăn đến đâu thì cơ hội để tìm được công việc tốt vẫn mở ra cho tất cả mọi người.

(Nguồn ảnh: internet)

Có khá nhiều tác động khiến chúng ta cân nhắc nên hay không về một sự thay đổi nghề nghiệp trong khi hoàn cảnh thực tế của mỗi người lại khác nhau nhưng theo ông Luân luôn có các dấu hiệu phù hợp để bạn tham khảo: “Nhìn chung, môi trường, con người và tính chất công việc, thậm chí là năng lực cá nhân, sẽ là những yếu tố quyết định công việc của một người. Quan trọng nhất trong quyết định chuyển việc là nguyên nhân và thời điểm”. Ông Luân chia sẻ, “Bạn muốn nhiều thử thách hơn vì công việc hiện nay không đáp ứng mong đợi? Thích trải nghiệm trong nhiều ngành nghề khác với lĩnh vực mà tổ chức đang hoạt động? Cần đổi mới vì mối quan hệ trong công việc hiện tại của bạn đang dần bị bão hòa với các nhân tố tương tác? Đó là những dấu hiệu có thể cho thấy đây là thời điểm nên có sự thay đổi và quyết định mạnh mẽ của mỗi cá nhân.” Ông Luân nhấn mạnh rằng “hãy cân nhắc kỹ lưỡng những điều nói trên, xác định đâu là lý do đã và đang tác động đến bản thân nhất. Nó ảnh hưởng đến sự phát triển nghề nghiệp của bạn như thế nào, cả luận điểm tích cực lẫn tiêu cực.

Chúng ta phải hiểu rằng chuyển nghề luôn đi kèm với những rủi ro và thách thức. Nếu bạn có thể thay đổi ngay vài thứ trong quy trình làm việc và tăng được sự hài lòng với công việc hiện tại, hãy thử cách này trước thay vì vội vàng nhảy ngay sang một ngành nghề mới đầy rủi ro. Còn khi chắc chắn đã suy xét kỹ càng về nghề nghiệp cũng như loại bỏ được mọi nhầm lẫn thì “thông điệp cho các bạn chính là nên thay đổi để phù hợp với mục tiêu và định hướng của cá nhân.” Đừng quên cân nhắc những yếu tố cần và đủ để dẫn dắt sự thay đổi ấy đến con đường thành công.

(Nguồn ảnh: internet)

Nói tóm lại, có rất nhiều nguyên nhân và hoàn cảnh đưa bạn đến một quyết định chuyển nghề. Nhưng dù lý do là gì thì thay đổi nghề nghiệp vẫn cần đến rất nhiều nỗ lực và sự cân nhắc kỹ lưỡng. Điều tối quan trọng phải lưu tâm đó là lý do cốt lõi. Đừng nhầm lẫn những khó khăn nhất thời là dấu hiệu chứng tỏ bạn không còn phù hợp. Cũng không nên vì chán nản những thói quen lập đi lập lại mà vội vàng lao vào rủi ro một cách thiếu suy nghĩ. Và tất nhiên, không bao giờ bạn nên thay đổi nghề nghiệp chỉ vì sở thích nhảy việc – chuyển công ty và thay đổi chuyên môn nghề nghiệp là hai vấn đề khác hoàn toàn.

Qua các thông tin này, CareerViet.vn hy vọng có thể đem đến cho các bạn nhiều chia sẻ hữu ích. Hãy bắt đầu suy nghĩ ngay từ bây giờ rằng bạn làm việc để xây dựng một sự nghiệp lâu dài, chứ không chỉ là tìm kiếm một công việc tám tiếng mỗi ngày. Bất kể đó là nghề nghiệp gì, đừng giới hạn khả năng cá nhân, hãy xác định rõ đâu là giá trị cốt lõi mà bạn theo đuổi và lĩnh vực nào sẽ là nơi để kỹ năng và kinh nghiệm của bạn phát huy tác dụng đồng thời mang lại những gặt hái mà bạn thấy tự hào. Đó chính là con đường mà bạn nên lựa chọn.

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay