Đà Nẵng: Nghề manager... cafe

Lượt xem: 21,010

 

Với sự phát triển chóng mặt của các quán cà phê trên địa bàn TP Đà Nẵng (gần 2.000 quán cà phê trên 800 nghìn dân), nghề quản lý quán cà phê đang trở nên đắt khách, mặc dù nhiều chủ quán cho biết, để tìm được người ưng ý không phải là chuyện dễ.

Thu nhập từ 2,5 - 4 triệu đồng/tháng


Đi dọc các tuyến đường trong trung tâm thành phố như Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Thị Minh Khai, Ba Đình, Lê Lợi..., điều dễ nhận thấy nhất là đoạn đường nào cũng nhan nhản quán cà phê với mật độ dày đặc.

Đơn cử tại khu vực ngã tư Nguyễn Chí Thanh - Lý Tự Trọng, chỉ trong vòng bán kính chưa đầy 100m đã có gần chục quán cà phê như Paloma, Cenz, Bảo Nam Trân, CT, Bố Già...

Tuy nhiên, quán cà phê quy tụ đông nhất vẫn là đường Ba Đình, chỉ một đoạn đường dài khoảng 200m mà có tới hàng chục quán cà phê mọc san sát. Mỗi quán một phong cách, khẩu hiệu phục vụ riêng, song đều có điểm chung là luôn có một người mặc sơmi, thắt cà vạt, cầm bộ đàm túc trực ở vị trí bao quát cả không gian quán, đó chính là manager cà phê.

Anh N.V.M, chủ quán cà phê L.V, cho biết : “Công việc “manager cà phê” xuất hiện từ khoảng vài ba năm trở lại đây, khi mà nhu cầu hưởng thụ của người dân cao hơn. Khách đến quán không chỉ đơn thuần để thưởng thức cà phê, thư giãn mà còn bàn công việc. Họ cần được phục vụ tốt hơn với thời gian nhanh nhất, chất lượng dịch vụ tốt nhất và đặc biệt là có được tâm trạng thoải mái nhất mỗi khi vào quán cà phê.

Chính vì vậy, các quán cà phê có “thương hiệu” đều cần có “manager” - người có thể quan sát, điều phối mọi hoạt động bán hàng tại quán sao cho khoa học, hợp lý, không chồng chéo, ì trệ, làm mất hứng của khách.

Các manager cà phê thường được trả mức lương bình quân từ 2,5-4 triệu/tháng, thậm chí có quán trả cao hơn, tuỳ theo khả năng quản lý của từng người. Tuy nhiên, để có được mức lương cao nhất trong nghề với các manager không phải là chuyện dễ dàng.

Thiếu manager cà phê chuyên nghiệp

Theo chủ một số quán cà phê tại Đà Nẵng, hầu hết các “manager cà phê” đều không được đào tạo bài bản, chủ yếu xuất phát từ đội ngũ nhân viên phục vụ có kinh nghiệm. Sau thời gian làm việc, thấy nhân viên nào nhanh nhẹn, năng động nhất, chủ quán thường cất nhắc lên làm “manager”.

Công việc chủ yếu của một manager là giám sát các hoạt động bán hàng tại quán, quản lý, điều phối nhân viên phục vụ, đẩy nhanh quá trình phục vụ...

Anh H.B, Manager tại quán cà phê H, trên đường Lê Lợi tâm sự: “Coi vậy chứ công việc này chịu áp lực rất lớn từ việc quản doanh thu cho đến chi phí trong quá trình phục vụ. Ngoài việc điều phối hoạt động hằng ngày của quán, manager phải thường xuyên đưa ra được các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn nhằm cải thiện tình hình hiện tại, tăng doanh thu, đặc biệt là phải chịu áp lực cạnh tranh trong chính đội ngũ làm “manager” giữa các quán với nhau. Không ít người bị thất bại, phải trở về lại với vị trí nhân viên phục vụ ban đầu”.

Chủ quán cà phê T.S sắp khai trương, trên đường Nguyễn Công Trứ, anh T.V.T cho biết : “Hiện các khâu chuẩn bị cho ngày khai trương đã hoàn tất nhưng tôi vẫn chưa tìm đâu ra một manager cho quán. Một vài ứng viên được phỏng vấn đều không đáp ứng được tiêu chuẩn đề ra, vì quan trọng nhất của một manager không chỉ là có năng lực quản lý, bao quát hoạt động của cả quán mà còn phải có kế hoạch phát triển thương hiệu sao cho khách tới quán ngày càng đông".

Trong khi quán cà phê ở Đà Nẵng mọc lên ngày càng nhiều vì sự thiếu hụt đội ngũ manager ngày càng lớn. Việc tìm người quản lý với chủ các quán cà phê ngày càng trở nên khó khăn do chủ yếu những người làm nghề này thường là sinh viên kiêm nhiệm, làm bán thời gian chứ chưa phải là những người được đào tạo một cách chuyên nghiệp.

Anh T khẳng định: “Với sự phát triển của xã hội, “manager cà phê” sẽ là một nghề chính thống có thu nhập và cần những người có trình độ, thậm chí là tốt nghiệp đại học kinh tế”.

Xem ngay hàng loạt việc làm từ nhiều doanh nghiệp, công ty lớn như thegioididong tuyển dụngshopee express tuyển dụngsungroup tuyển dụngbest express tuyển dụngfuta express tuyển dụng,... tại CareerViet bạn nhé!

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :

Bài viết khác

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm

Luật hấp dẫn là gì? Cách sử dụng và ứng dụng luật hấp dẫn thu hút tiền bạc, tình yêu đặc biệt là công việc. Click để xem ngay bài viết sau!

Xem thêm

Có lẽ, tuyệt kỹ sự nghiệp là thu phục nhân tâm, làm sao dù không giỏi nghiệp vụ mà vẫn điều binh khiển tướng". Ở vị trí càng cao, lại càng vận dụng thuần thục, dùng như không dùng, vậy mới hay! Việc dụng người làm sao để được lòng người, chọn đúng người, đúng việc. Ở thì vui mà đi thì không hối tiếc mới là đáng nể.

Xem thêm

Học Logistics ra làm gì? Mức lương ngành này là bao nhiêu? Tìm kiếm cơ hội việc làm cho ngành logistics ở đâu? Tìm hiểu ngay cùng CareerViet!

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay