Đánh giá tiềm năng của bạn

Lượt xem: 32,351

Trong những năm bắt đầu sự nghiệp, những bạn trẻ có chuyên môn tay nghề thường nhận thức được những gì mình mong muốn; họ không thích thú và thoã mãn lâu đối với công việc chỉ có đồng lương hậu hĩnh mà không có sự hướng nghiệp, hướng phát triển.

Vậy công ty hiện tại có thể đáp ứng được nhu cầu cá nhân của các bạn hay không? Sự nghiệp sẽ phát triển theo hướng nào còn dựa trên những cơ hội, thử thách, mục tiêu hướng đến…Nhưng điều quan trọng là các bạn hãy nỗ lực tập trung vào mục tiêu, cập nhật những gì mới nhất về hoạt động của công ty. Nhận ra kĩ bạn cần gì để biến giấc mơ trong sự nghiệp thành sự thật, tránh tình trạng làm những việc dưới mức tiềm năng bạn có thể đạt được.

Phong cách và hoài bão của bạn thật sự hợp với nhau?

Bạn không thể trả lời được liệu công ty của bạn có thể làm vừa lòng mong muốn của bạn hay không, nếu bạn không nhận thức đúng đắn được phong cách của chính mình cũng như bạn muốn đạt được điều gì trên con đường sự nghiệp.

Hãy nghĩ đến những tư tưởng trong công việc. Bạn mong muốn công việc nào hơn .Và hãy suy nghĩ xem phong cách hiện nay của bạn có những gì thuận lợi và những yếu tố nào cản trở: Bạn muốn thay đổi gì và đã chuẩn bị được gì….

Tiền bạc là một vấn đề nhưng để tăng thu nhập và phát triển, hãy xem sự cống hiến tận tụy của bạn hiện tại và được công ty đánh giá như thế nào, điều đó sẽ ảnh hưởng như thế nào? Thay đổi không phải là vấn đề gì đáng lo ngại nhưng bạn cần có sự chuẩn bị. Hoài bão sự nghiệp có thể trong tầm tay cùng với nhu cầu, cung cách phù hợp với mỗi cá nhân. Hãy ghi nhận và xem xét liệu công việc hiện tại ở công ty có làm tuột mất những kế hoạch tương lai của bạn không.

Bạn thuộc tuýp nhân viên như thế nào?

Thói quen làm việc đóng một yếu tố rất quan trọng khi xác định công việc trong lĩnh vực nào. Bất kì ai cũng có thể “chạm tới vì sao” nhưng nếu bạn không tìm được đúng phương tiện, bạn không thể tiến xa được. Đó là điều cần thiết khi bạn tìm hiểu về khả năng cá nhân, sự yêu thích và có câu trả lời thật đúng đắn.

Hãy phân tích cuộc sống, những điều làm bạn vui, sự đam mê, phút giây đáng nhớ và nhẩm thừ xem công việc có thể mang lại cho bạn nhiều những điều như thế? Phải chắc rằng bạn thích và không thích điều gì, lợi thế và khuyết điểm của bạn. Kết quả thế nào? Công việc hiện tại có những thử thách cần thiết để bạn có cảm giác thành công và hài lòng, có thuận lợi cho việc phát triển thế mạnh và giảm thiểu điểm yếu của bạn? Công việc tuyệt vời bạn mong có phù hợp với chuyên môn, lĩnh vực của bạn

Hiểu đúng về giá trị công việc, chuyên môn, giúp bạn phân tích rõ mình là tuýp nhân viên như thế nào và mục tiêu của bạn trong công ty hiện tại có thiết thực hay không? Nếu câu trả lời là không, hãy điều chỉnh hướng đi lại cho đến khi bạn biêt “bạn là ai?” và bạn mong muốn đạt được điều gì.

Công ty của bạn có sự phát triển không?

Bạn có nhiều ý tưởng hay nhưng những “nấc thang” cho bạn tiến lên chỉ có thể nếu công ty bạn làm có năng lực phát triển bên trong, đó là lý do tại sao cần có “thương hiệu “ và sự phát triển là cần thiết. Đối với những người đang xây dựng sự nghiệp với bằng cấp chuyên môn cao, lý tưởng của họ là một công ty phát triển, có cội nguồn vững chắc vì như thế mới có nhiều thuận lợi, khuyến khích nhiều ý tưởng sáng tạo, cơ hội vươn lên nhiều vị trí.

Tuy nhiên, những công ty này lại yêu cầu nhân viên với bằng cấp và chuyên môn cao, bạn có thể đánh giá công ty phát triển như thế nào dựa vào lợi nhuận và sự phát triển sản xuất kinh doanh cũng như việc tuyển dụng của công ty ra sao và có khả năng thăng tiến cho bạn nhiều không.Nếu sự đánh giá là công ty bạn đang phát triển thì những mong đợi của bạn là có thể.

Giá trị của bạn có được công nhận?

Rất quan trọng nếu bạn cảm thấy được giá trị của bản thân cũng như phát huy tối đa tiềm năng bạn có trong công việc.Nếu công việc của bạn làm không được ai ghi nhận, giá trị của bạn đối với công ty sẽ bị giảm, và sự thỏa mãn công việc của bạn cũng mất đi. Vì thế, phải chắc rằng nhiệm vụ bạn hoàn thành phải được ghi nhận thích đáng vì khả năng tiến lên có thể của bạn.

Nhiệm vụ, công việc hàng ngày của bạn: ai biết? ai quan tâm? ai ghi nhận? nếu quản lý của bạn không quan tâm thì sẽ tổn hại đến việc đánh giá công việc của bạn, cũng như bạn sẽ không có những quyền lợi mà lẽ ra bạn được hưởng.

Vì thế, hãy nỗ lực thật nhiều và chú ý xem công sức của bạn có được ghi nhận không nhé.

Đó có phải nơi cho những người mới khởi nghiệp?

Vấn đề cốt lõi trong việc vươn tới những tiềm năng đối với những người mới khởi nghiệp chính là linh động. Hãy mạnh dạn tiến lên phía trước với những sáng kiến độc đáo làm bạn “toả sáng”, chuyên nghiệp và “danh tiếng”. Những người mới khởi nghiệp luôn nhìn lên phía trước, tuy nhiên cũng cần nhìn xem trong chuỗi doanh nghiệp thật sự đang hoạt động trong công ty có những cơ hội thăng tiến hoặc ở đó có những công việc phù hợp cho con đường “đi lên” của bạn không.

Khả năng, trình độ của bạn có đạt yêu cầu?

Trong sự cạnh tranh về việc làm hiện nay, kĩ năng và bằng cấp sẽ xác định bạn “đi đâu” và làm sao để đến nhanh “nơi” làm việc dành cho bạn.Một khi bạn làm việc trong công ty, với bằng cấp ,có trình độ bạn có thể tiến nhanh, và ngược lại sẽ cản trở bạn. Ý thức được điều này, những bạn trẻ hiện nay biết được rằng làm thế nào có được những “thành tích” nổi trội để “đấu” với nhau trong sự cạnh tranh hiện nay.

Hãy xem xét lại kĩ năng và bằng cấp của bạn, công ty yêu cầu những điều này như thế nào trong đơn xin việc. Họ đánh giá như thế nào bằng cấp của bạn đối với công việc bạn thật sự yêu thích? Phân tích kĩ, bạn sẽ tìm ra những “lỗ hổng” trong khả năng và làm sao để “bù “,”lấp” được những điều cần thiết này. Đôi khi, có thể bạn sẽ bổ sung thêm bằng cấp, chứng chỉ còn thiếu .Nhiều công ty cũng thường hỗ trợ một phần hoặc toàn phần chi phí đào tạo để nâng cao kiến thức, trình độ nhân viên, bạn có thể tận dụng “xây dựng” vốn kiến thức và kĩ năng chuyên môn cho bản thân. 

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay