Danh sách công việc của lãnh đạo

Lượt xem: 31,242

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :

Hiện nay, một số việc làm như shopee tuyển dụng, giám sát an toàn,việc làm tiếng Nhật, cộng tác viên, việc làm Bình Dương, việc làm online,... được đánh giá là những công việc hot. Trong môi trường làm việc, để đánh giá được một nhóm hoặc một cá nhân, bạn cần phải biết đâu là các yếu tố then chốt trong công việc hoặc trách nhiệm của người đó. Dưới đây là một danh sách dạng "nén", mô tả những việc mà lãnh đạo làm trong bối cảnh của một tổ chức.

Mặc dù thành phần then chốt tạo nên nhà lãnh đạo chính là khả năng lãnh đạo thành công của một cá nhân, nhưng danh sách này không đào sâu vào khía cạnh "tự lãnh đạo". Bản sách này được cho là hữu ích trong việc đánh giá khả năng lãnh đạo, phát triển các lãnh đạo và quan trọng nhất là, trong việc bản thân bạn trở thành một lãnh đạo thành công hơn bắt đầu từ ngày hôm nay.


Danh sách thứ nhất: Quản lý nhân sự

1.1 Hiểu rõ những mong đợi về việc truyền thông rõ ràng


1.2 Công nhận và đền đáp xứng đáng cho thành quả đạt được

1.3 Truyền cảm hứng cho người khác và đóng vai trò chất xúc tác cho mọi người để thực hiện công việc sao cho họ không thể làm việc được mà không có sự hỗ trợ và chỉ đạo của lãnh đạo.

1.4 Đặt mọi người vào các vị trí tại thời điểm với các nguồn lực và mô tả công việc một cách thích hợp

1.5  Đảm bảo có sự kết nối trong những chỉ đạo đúng hướng cho tổ chức

1.6 Thuyết phuc/ Khuyến khích mọi người trong tổ chức đạt được các kết quả như mong muốn cho tổ chức

1.7 Đảm bảo không làm tổn thương mọi người trong tổ chức, tìm kiếm sự phồn thịnh cho mọi người cũng như sự phồn thịnh của tổ chức

1.8  Nhận ra các dấu hiệu mờ nhạt biểu thị nguy cơ xung đột và xử lý một cách hiệu quả các nguồn gây xung đột

1.9  Duy trì được trách nhiệm của mọi người

1.10  Thúc đẩy/ Khuyến khích sự phát triển mang tính chất then chốt trong mỗi con người của các nhân viên của tổ chức; Phân phối hiệu quả các nguồn lực cho những nỗ lực

1.11  Đánh giá một cách chính xác cách thức thực hiện công việc hiện tại và tiềm năng của mỗi người trong tổ chức

1.12  Khuyến khích mỗi người trong tổ chức đứng lên và bày tỏ niềm tin của họ

1.13  Tạo ra một môi trường làm việc "không lo sợ" - nơi mà tất cả mọi người trong tổ chức có thể nói ra sự thật như họ nhìn thấy mà không lo lắng về việc bị trả đũa

1.14  Có khả năng đồng cảm với những người mà họ lãnh đạo

Danh sách thứ hai: Quản lý chiến lược

2.1  Linh hoạt khi cần thiết để thích nghi với các bối cảnh thay đổi

2.2  Đặt ra sự chỉ đạo dài hạn cho tổ chức với dữ liệu đầu vào từ những người khác bao gồm tất cả các cổ đông

2.3  Hiểu rõ môi trường cạnh tranh, các xu hướng của xã hội, các đối thủ, người tiêu dùng và tất cả các cổ đông

2.4   Phân tích chính xác các rủi ro của mọi quyết định

2.5   Phân tích chính xác tác động trở lại của mọi quyết định

2.6  Có khả năng tập trung mà không mất đi tính phóng khoáng trong khả năng nhìn nhận những vấn đề xa hơn, trong khi thu nhận thông tin mà ai đó bỏ lỡ hoặc không nhận thức được tầm quan trọng

2.7  Hiểu rõ các thế mạnh và những điểm yếu trong tổ chức; hiểu cách thức khai thác thế mạnh và chỉ ra các điểm còn yếu

2.8  Có thể phát triển và thực hiện các chiến lược để cải thiện hơn nữa các điểm mạnh và "chiến đấu" với các điểm yếu trong tổ chức

2.9  Có thể nhận dạng các đối tác thích hợp, các liên minh chiến lược, các nguồn lực bên ngoài để tận dụng và đưa các mục tiêu của tổ chức tiến xa hơn

2.10  Có thể kết nối các giá trị của tổ chức; Phát triển các chiến lược nhất quán với các giá trị cốt lõi.

2.11  Cam kết chắn chắn đối với sự đa dạng hóa và việc thay đổi, việc cải tiến

2.12  Cam kết chắc chắn đối với việc tạo ra và duy trì một tổ chức có kiến thức (Vì kiến thức là nền tảng cho mọi sự thay đổi bền vững)

Danh sách thứ ba: Đặc điểm cá nhân

3.1 Sống chân thành và liêm khiết

3.2  Lựa chọn những nhân viên trung thực và liêm chính

3.3  Nhiệt tình, đam mê và ham muốn thành công

3.4  Luôn sẵn sàng ghé vai nhận trách nhiệm đối với thành công và thất bại

3.5  Sáng tạo và cởi mở với các ý tưởng mới

3.6  Không bao giờ hoàn toàn hài lòng với hiện trạng đang có

3.7  Thông minh, tài trí, giàu cảm xúc

 

 

3.8  Tự tin mà không ngạo mạn

3.9  Có khả năng đàm phán

3.10  Luôn bình tĩnh

3.11  Quyết đoán khi cần thiết

3.12  Có đầu óc phân tích

3.13   Là người tiếp thu nhanh

3.14   Tôn trọng mọi người

3.15  Hiểu biết và nhạy cảm với các nhu cầu của người khác

3.16  Mẫn cán, có kỷ luật và kiên trì

3.17  Cảm thấy dễ chịu với sự mơ hồ

3.18   Sẵn sàng trở thành người lập dị

3.19  Một người am hiểu và dám liều lĩnh

Danh sách thứ tư: Quản lý quy trình

4.1  Có khả năng quản lý sự thay đổi

4.2  Thúc đẩy cho sự đổi mới

4.3  Có khả năng đảm bảo các nguồn lực

4.4  Có khả năng phân phối các nguồn lực

4.5   Là người tài ba trong việc giải quyết các vấn đề

4.6   Có khả năng lường trước các khủng hoảng

4.7  Có khả năng giải quyết khủng hoảng khi nó bùng phát

4.8  Có khả năng tạo ra và quản lý ngân sách

4.9   Có khả năng tạo ra và quản lý thời gian biểu, các kế hoạch làm việc

4.10  Có các kỹ năng xuất sắc trong việc quản lý dự án

4.11  Có thể chuyển tải tầm nhìn dài hạn vào các kế hoạch để triển khai từng bước

4.12  Có khả năng đo lường các kết quả

4.13  Biết được khi nào thì một quy trình đang ngừng hoạt động

4.14  Luôn sẵn sàng thiết kế lại các quy trình khi cần thiết

Bài viết khác

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm

Luật hấp dẫn là gì? Cách sử dụng và ứng dụng luật hấp dẫn thu hút tiền bạc, tình yêu đặc biệt là công việc. Click để xem ngay bài viết sau!

Xem thêm

Có lẽ, tuyệt kỹ sự nghiệp là thu phục nhân tâm, làm sao dù không giỏi nghiệp vụ mà vẫn điều binh khiển tướng". Ở vị trí càng cao, lại càng vận dụng thuần thục, dùng như không dùng, vậy mới hay! Việc dụng người làm sao để được lòng người, chọn đúng người, đúng việc. Ở thì vui mà đi thì không hối tiếc mới là đáng nể.

Xem thêm

Học Logistics ra làm gì? Mức lương ngành này là bao nhiêu? Tìm kiếm cơ hội việc làm cho ngành logistics ở đâu? Tìm hiểu ngay cùng CareerViet!

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay