Đập tan trở ngại khi chuyển hướng sự nghiệp sau tuổi 30

Lượt xem: 53,888

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :

CareerViet.vn/viec-lam/Nh%C3%A2n-vi%C3%AAn-k%E1%BB%B9-thu%E1%BA%ADt-k-vi.html"}{"1":77}{"1":79,"2":"https://CareerViet.vn/viec-lam/l%E1%BA%ADp-tr%C3%ACnh-vi%C3%AAn-k-vi.html"}{"1":93}" data-sheets-textstyleruns="{"1":0}{"1":64,"2":{"2":{"1":2,"2":1136076},"9":1}}{"1":77}{"1":79,"2":{"2":{"1":2,"2":1136076},"9":1}}{"1":93}" data-sheets-userformat="{"2":1049345,"3":{"1":0},"11":4,"12":0,"23":1}" data-sheets-value="{"1":2,"2":"Trong khi chờ kêt quả ứng tuyển các công việc bạn yêu thích như kỹ thuật viên, Trong khi chờ kêt quả ứng tuyển các công việc bạn yêu thích như kỹ thuật viên, lập trình viên, liệu bạn có nên nhận việc khác như một phương án dự phòng? Trung bình một người sẽ có khoảng 7 lần thay đổi công việc trong toàn bộ sự nghiệp của mình, và theo đuổi sự hài lòng trong công việc hoặc ổn định tài chính là lý do hàng đầu. Hầu hết, những bước chuyển sự nghiệp sẽ diễn ra ở các thiếu niên và người trong độ tuổi đôi mươi. Còn giai đoạn giữa và cuối của tuổi lao động, việc thay đổi nghề nghiệp ít xảy ra hơn, hầu hết lý do là vì nó đòi hỏi nhiều thử thách ẩn chứa sự đối mặt với những điều bạn chưa biết. Nhưng rủi ro càng cao thì phần thưởng càng ngọt ngào

Nguồn: Internet

Vẫn còn đó suy nghĩ rất phổ biến, nhảy cóc từ vị trí tốt trên thang đo của lĩnh vực đã thông thạo sang tầng đáy của một lĩnh vực mới là cảm giác đáng sợ đủ để ngăn cản bất kỳ ai muốn theo đuổi công việc mơ ước. Chuyển hướng sự nghiệp khi đã bước qua tuổi trẻ đôi khi có vẻ không khả thi, bởi nhiều người phải cân đo giữa sức ảnh hưởng của rủi ro tài chính với gánh nặng chi phí cuộc sống và trách nhiệm nuôi nấng con cái. Nhưng cần nhớ rằng, nếu bạn không toàn tâm với công việc, theo thời gian điều này sẽ gây hại và khiến bạn thụt lùi. Vì vậy, đừng để chút sợ hãi nhỏ nhoi cầm chân bạn.

Đây là một vài cách để “bao vây” và “tiêu diệt” gọn các trở ngại, hãy cùng tham khảo với CareerViet.vn nhé!

1. Dịch chuyển kỹ năng

Lấy ngay giấy bút và dành vài phút để liệt kê mọi kỹ năng bạn hiện có, không chỉ các kỹ năng có được từ công việc. Cần chắc chắn là bạn đã viết cả những điều nhỏ nhặt khi tham gia các chương trình tình nguyện như: dạy học xóa mù chữ, trưởng nhóm hướng đạo cho trẻ em, chăm sóc người già neo đơn, phát động gây quỹ từ thiện, cải tạo cơ sở vật chất cho người nghèo, xây dựng công trình mới, tự trả được các món nợ của bản thân… Nào bây giờ động não suy nghĩ xem bạn có thể vận dụng các thế mạnh này như thế nào để đầu tư cho thương hiệu bản thân trong một lĩnh vực mới. Bạn sẽ chỉ có thể ngạc nhiên với chính mình bởi phát hiện ra rằng khả năng lập kế hoạch tiệc tùng cho khu phố nhanh chóng giúp ích khi làm việc với các nhà cung cấp thực phẩm, hay khả năng ca hát đôi khi mang lại nhiều giá trị hơn những bài học toán từng cố công học thuộc ở trường đại học. Đặc biệt nếu đó là một công việc trong kế hoạch bạn theo đuổi. Đừng ngần ngại thừa nhận các thành tựu khi chúng nằm ngoài lĩnh vực của bản thân và tiến lên cùng chúng.

2.    Trang bị kiến thức mới

Thậm chí bạn đang sở hữu một loạt kỹ năng có thể dễ dàng điều chỉnh để sử dụng ngay, khả năng rất lớn là bạn vẫn cần học thêm những thứ khác. Điều này không đồng nghĩa bạn cần bỏ ra chi phí lớn để có được một cấp bậc mới. Giáo dục, với mọi hình thức, có thể bù đắp vào những kinh nghiệm bạn còn thiếu. Nó cho nhà tuyển dụng tiềm năng thấy rằng bạn rất cam kết khi lựa chọn hướng đi sự nghiệp mới và có đủ động lực để bắt đầu những gì lĩnh vực mới đòi hỏi. Sách vở, giáo trình, chứng nhận khóa học và các chương trình tình nguyện là hướng đi đúng để bạn gặt hái kết quả tốt.

Nguồn: Internet

3.    Kịp thời nắm bắt xu thế

Có nhiều điều để nói về những ngành nghề được dự báo sẽ phát triển trong tương lai, một trong đó là sự ổn định. Nghề nghiệp phát triển bền vững nghĩa là bạn tìm thấy một công việc mà nguồn thu nhập không bị xáo trộn trong những đợt khủng hoảng kinh tế. Bạn cần có bước tiến tốt được đảm bảo bằng sự cất nhắc hoặc công việc có mức lương cao hơn. Vậy hãy thường xuyên cập nhật các thông tin, báo cáo và ghi chú lại tên những nghề nghiệp nằm trong nhóm dễ thăng tiến, tất cả các lĩnh vực có tốc độ phát triển tốt. Và khi biết nắm bắt xu thế, bạn sẽ có đủ thời gian để tìm cho mình một chỗ đứng.

4.    Luyện tập trước cho sự xuất hiện

Biên tập viên tạp chí du lịch có vẻ là một công việc tuyệt vời. Nhưng bạn làm thế nào để thường xuyên có cơ hội bay đến Ma Rốc cho chuyến du lịch trọn gói tại khu nghỉ dưỡng mới cực kỳ sang trọng? Chỉ có một cách để khám phá điều này: Mở rộng mối quan hệ với những người trong lĩnh vực bạn quan tâm, tạo cơ hội để bản thân tỏa sáng, gây sự chú ý về khả năng đảm nhiệm vai trò bạn mong muốn, và luôn đặt thật nhiều câu hỏi. Khi có thể, hãy làm thử các công việc vượt khỏi giới hạn bản thân, đây là dịp để kiểm nghiệm xem bạn có thực sự phù hợp với nó không. Và bạn đôi khi còn nhận ra rằng, những tin bài du lịch tuyệt vời khiến người xem chết ngất thực ra chỉ là kết quả của việc đỏ mắt tìm kiếm thông tin trên mạng chứ không phải là câu chuyện từ những chuyến đi xa.

5.    Giữ liên lạc với các mối quan hệ

Nhận được một cuộc gọi cho công việc mới là bạn đã giải quyết được nửa “trận đánh”. Nhưng nếu bạn thiếu một hồ sơ nổi bật vì công việc quan tâm nằm ngoài lĩnh vực kinh nghiệm sẵn có thì khó mà nắm chắc được vị trí đó, bất kể thư xin việc của bạn thuyết phục đến thế nào. Thế nên đừng chỉ dựa vào mỗi phương tiện này để tiếp cận công việc. Thay vào đó, hãy kết nối nhiều hơn với các mối quan hệ của bạn như bạn bè, gia đình, đồng nghiệp cũ, bạn học xưa, hàng xóm và những người cố vấn. Họ là người biết rõ về đạo đức làm việc, sự thông minh và khả năng tạo nên thành công của bạn theo những cách mà không có “giấy trắng mực đen” nào thể hiện được. Họ có thể xác nhận cho bạn. Đôi khi họ thậm chí còn giúp bạn có được cuộc gọi phỏng vấn mà bạn không thể tạo ra. Mọi thứ đã dọn sẵn, phần còn lại tùy thuộc vào bạn.

6.    Xây dựng lại thương hiệu cá nhân

Nếu bạn sắp đảm nhận vai trò mới, điều này có thể hỗ trợ tốt cho bạn. Bạn cần chăm sóc hình ảnh cá nhân trên các phương tiện trực tuyến cẩn thận như khi chuẩn bị trang phục ra ngoài đường. Trước khi bắt đầu bất kỳ quá trình phỏng vấn nào, hãy đảm bảo tất cả các tài khoản mạng xã hội, website, danh thiếp, câu tự giới thiệu, và cả lời chào của hộp thư thoại, đều trong tình trạng tốt nhất để phản ánh hình ảnh chuyên nghiệp của bản thân theo cách bạn muốn. Hãy vận dụng thật tốt social media để thu hút nhà tuyển dụng nhé. Sự thật là bạn đang sống trong giai đoạn chuyển tiếp và phát triển mạnh mẽ của công nghệ, nên không có bất kỳ lý do gì có thể biện minh cho một sự “hiện diện kỹ thuật số” lỗi thời hoặc cẩu thả.

Trở ngại tâm ký khi chuyển đổi công việc sau tuổi 30 ư? Chỉ là chuyện nhỏ phải không nào. Chúc các bạn luôn vững tinh thần để theo đuổi đam mê và công việc mơ ước sẽ đến trong tầm tay nhé!

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay