Dấu hiệu thất bại khi tìm việc

Lượt xem: 17,819

Một chiến lược tìm việc đúng đắn sẽ giúp bạn thành công. Còn nếu gặp phải những dấu hiệu sau, có thể bạn đã thất bại và nên đánh giá lại cách thức tìm việc của mình.

Một chiến lược tìm việc đúng đắn sẽ giúp bạn thành công
Một chiến lược tìm việc đúng đắn sẽ giúp bạn thành công

Không nhận được hồi âm từ nhà tuyển dụng
Nếu đã nộp hồ sơ xin việc cách đây cả tháng mà bạn vẫn chưa nhận được thông tin phỏng vấn từ công ty, chắc chắn bạn đã bị loại ngay từ vòng đầu tiên.

Heather Huhman, chủ tịch Công ty tư vấn nghề nghiệp Come Recommended, cho rằng nguyên nhân của sự thất bại này là hồ sơ xin việc của bạn chưa đủ hấp dẫn nhà tuyển dụng. Đừng vội cho rằng mình không có nhiều kinh nghiệm hay bằng cấp cao như những người khác, hãy đánh giá lại từ điều cơ bản nhất. Liệu CV và thư xin việc của bạn có lỗi chính tả, ngữ pháp hay dùng ngôn từ khó hiểu và trình bày thiếu rõ ràng hay không?

Qua vòng phỏng vấn nhưng không nhận được lời đề nghị công việc
Không nhận được lời đề nghị công việc nghĩa là kỹ năng phỏng vấn của bạn "có vấn đề". Hãy xác định điểm yếu của mình khi phỏng vấn, chẳng hạn như quá run hay ngôn ngữ cử chỉ không phù hợp, từ đó tìm cách cải thiện. Bạn nên luyện tập phỏng vấn với bạn bè, người thân và nhờ họ kiểm tra để đảm bảo mình không mắc lỗi.

Đặt mục tiêu quá cao
Dù công việc trong mơ luôn là mục tiêu hàng đầu của bạn nhưng hãy đảm bảo rằng chúng thực tế. Tìm kiếm và dự tuyển vào những vị trí mình thích mà không có kỹ năng, trình độ phù hợp sẽ là một sự lãng phí thời gian cũng như công sức.

Chỉ tập trung vào công việc mong muốn mà không quan tâm tới công ty
Thay vì thực hiện một cuộc tìm kiếm trên diện rộng dựa vào đặc điểm công việc, bạn có thể thu hẹp chúng ở những công ty bạn muốn làm việc. Huhman khuyên: "Hãy liệt kê 5-10 công ty về lĩnh vực của mình và ở địa điểm thuận lợi cho bạn".

Tinh thần sa sút
Quá trình tìm việc không phải là một nhiệm vụ thú vị, nhưng nếu bạn cảm thấy mỗi ngày trôi qua thật nặng nề và buồn bã, đó là dấu hiệu bạn cần một cách làm mới.

Dawn Rasmussen, giám đốc một công ty tư vấn nghề nghiệp, đưa ra lời khuyên: "Nếu tinh thần bắt đầu đi xuống mà vẫn chưa tìm được việc, bạn có thể tình nguyện làm việc không lương ở một công ty nào đó để tích lũy kinh nghiệm, kiến thức và mở rộng tầm nhìn, mạng lưới quan hệ".

Không chú ý tới những thông tin của mình trên Internet
Nếu chưa từng quan tâm tới những thông tin trực tuyến của mình, bạn nên bắt đầu ngay một cuộc tìm kiếm về bản thân trên Internet. Ngày nay, nhiều nhà tuyển dụng thường kiểm tra ứng viên tiềm năng qua Google và Facebook. Vì vậy, hãy nhanh chóng tạo sự xuất hiện chuyên nghiệp trên mạng.

Không thực hiện chiến lược "thời hậu tìm việc"
Sau cuộc phỏng vấn, bạn nên gửi email cảm ơn người phỏng vấn. Đây là cơ hội để bạn giải thích những thiếu sót của mình trong buổi phỏng vấn và giúp nhà tuyển dụng nhớ tới bạn như một ứng viên chuyên nghiệp. Ngoài ra, hãy cảm ơn cả những người đã giúp đỡ bạn trong quá trình tìm việc. Như vậy, họ sẽ cảm thấy mình được coi trọng và tiếp tục trợ giúp bạn trong tương lai.

Mạng lưới quan hệ không phát huy tác dụng
Nếu không ai trong mạng lưới quan hệ giúp đỡ bạn trong quá trình tìm việc, bạn nên đánh giá lại. Có thể mối quan hệ của bạn với các thành viên chưa đủ thân thiết hoặc bạn cần sự quen biết với những người làm việc trong lĩnh vực mình đang theo đuổi.

Sẵn sàng chấp nhận bất cứ công việc nào được trả lương
Hẳn nhiên quá trình tìm việc đã thất bại nếu bạn tuyệt vọng tới mức chấp nhận bất cứ công việc nào được trả lương nhưng không phù hợp trình độ và nguyện vọng của bản thân. Bạn nên bắt đầu lại từ những chi tiết cụ thể trong công việc.

Ví dụ, thay vì tìm một công việc bán hàng chung chung, bạn có thể giới hạn lại trong một lĩnh vực cụ thể như thời trang hay thiết bị gia dụng... Như thế, mọi người trong mạng lưới quan hệ cũng sẽ dễ giúp đỡ bạn hơn.

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :

Bài viết khác

Mẫu CV xin việc đơn giản, đẹp, chuẩn giúp cho ứng viên chinh phục nhà tuyển dụng nhanh chóng. Tải/ Download ngay mẫu CV xin việc miễn phí, chuyên nghiệp nào!

Xem thêm

Hồ sơ xin việc là những giấy tờ liên quan đến ứng viên như CV, bằng cấp, chứng chỉ,... cần cung cấp cho nhà tuyển dụng. Tìm hiểu ngay những quy định về hồ sơ xin việc nhé!

Xem thêm

Nhấn xem ngay bài viết để hiểu rõ marketing là gì, những công việc bạn có thể làm sau khi tốt nghiệp và những điều cần biết khi bước chân vào ngành nhé!

Xem thêm

Hướng dẫn cách viết sơ yếu lý lịch xin việc việc chi tiết, đơn giản, giúp chinh phục được nhà tuyển dụng. Cùng đọc hết bài viết này để nắm được các yêu cầu bạn nhé!

Xem thêm

Hướng dẫn viết thư xin việc chuẩn giúp bạn tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng. Những bí quyết trong bài viết này chắc chắn sẽ giúp bạn kiếm được công việc tốt!

Xem thêm

Bạn đang tìm kiếm mẫu đơn xin việc ấn tượng để thu hút nhà tuyển dụng? Bài viết này sẽ cung cấp top mẫu đơn xin việc hiệu quả nhất. Nhấn xem ngay thôi nào

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay