“Đầu tư” cho công việc mới

Lượt xem: 13,414

Bạn vừa nhận được một công việc mới. Bạn băn khoăn không biết nên làm gì để sếp cũng như các đồng nghiệp mới cảm thấy hài lòng về bạn? Sếp mong đợi gì nhất ở nhân viên mới?

- Tôn trọng những quy tắc của công ty

- Không chỉ làm những công việc hạn chế trong hợp đồng mà sẵn sàng làm tất cả những việc được giao.

- Tôn trọng thời hạn công việc và sẵn sàng làm thêm giờ.

- Nhận làm mọi công việc với thái độ tích cực và tự hoàn thiện.

- Nhiệt tình giúp đỡ đồng nghiệp.

Để duy trì tốt công việc mới
Tiết kiệm cho công ty: Ví dụ bạn có thể đưa ra những ý tưởng để thực hiện một công việc nào đó với lượng thời gian ít và chất lượng vẫn tốt. Thời gian là nhân tố quan trọng bởi vì thời gian chính là tiền bạc, khi bạn tiết kiệm được thời gian ở công việc này nó sẽ chuyển sang công việc khác và năng suất lao động của bạn sẽ tăng.

Thích nghi nhanh với những yêu cầu của công ty: Những ưu tiên của công ty bạn thay đổi từng ngày, nó phụ thuộc vào yêu cầu cạnh tranh mà công ty bạn đang phải đối mặt như sự biến động của nền kinh tế sự thay đổi chiến lược của công ty đối thủ,... Nhân viên cần thích nghi nhanh với môi trường này để có thể làm việc hiệu quả và đóng góp vào lợi nhuận cho công ty.

Xác định rõ mục tiêu của bạn: Bạn phải làm rõ những mục tiêu nghề nghiệp của mình trong ý nghĩ bằng cách viết tất cả chúng ra giấy. Một danh sách những mục tiêu nghề nghiệp bạn hướng tới và bạn có khả năng thực hiện mục tiêu nào hơn cả. Tuần một lần, bạn nên xem lại và cập nhật vào danh sách đó những thông tin mới.

Nỗ lực hết mình: Là nhân viên mới, còn nhiều điều mới mẻ với bạn vì vậy bạn cần khiêm tốn học hỏi cũng như tự quan sát để lấy kinh nghiệm. Trong công việc, ngoài tính chất công việc của bạn nếu được giao thêm trách nhiệm khác bạn nên vui vẻ nhận lời và coi đó như một cách để có được kinh nghiệm trong loại công việc mới.

Không chỉ trích công ty hay đồng nghiệp: Trong công việc có thể nảy sinh những khó khăn hay bất đồng quan điểm, đặc biệt là với nhân viên mới. Môi trường làm việc căng thẳng, mới mẻ và sự không hòa hợp với đồng nghiệp rất dễ khiến bạn thay đổi tính nết. Tuy nhiên, bạn cần thận trọng trước thái độ và cách cư xử của bản thân. Ví dụ, việc bất đồng quan điểm với đồng nghiệp nên để cấp trên giải quyết và bạn không nên có lời bình về vấn đề này dù ở trong hay ngoài công ty.

Đi làm và đi họp đều đặn: Với nhiều người họ nghĩ rằng, việc đi làm đầy đủ không quan trọng bằng kết quả bạn đem lại cho công ty. Vì vậy có thể không thấy thoải mái trong người họ sẽ xin nghỉ ốm. Điều này hoàn toàn sai lầm vì việc đi làm đầy đủ thể hiện trách nhiệm và sự nghiêm túc của bạn trong công việc. Việc vắng mặt thường xuyên không lý do hoặc cáo ốm thường xuyên sẽ tạo cái nhìn không thiện cảm từ phía sếp cũng như đồng nghiệp, đặc biệt với nhân viên mới.

 

 

Bài viết khác

Nhấn xem ngay bài viết để hiểu rõ marketing là gì, những công việc bạn có thể làm sau khi tốt nghiệp và những điều cần biết khi bước chân vào ngành nhé!

Xem thêm

Hướng dẫn cách viết sơ yếu lý lịch xin việc việc chi tiết, đơn giản, giúp chinh phục được nhà tuyển dụng. Cùng đọc hết bài viết này để nắm được các yêu cầu bạn nhé!

Xem thêm

Hướng dẫn viết thư xin việc chuẩn giúp bạn tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng. Những bí quyết trong bài viết này chắc chắn sẽ giúp bạn kiếm được công việc tốt!

Xem thêm

Bạn đang tìm kiếm mẫu đơn xin việc ấn tượng để thu hút nhà tuyển dụng? Bài viết này sẽ cung cấp top mẫu đơn xin việc hiệu quả nhất. Nhấn xem ngay thôi nào

Xem thêm

Bạn đang ấp ủ ước mơ chinh phục công việc mơ ước? Hãy bắt đầu hành trình bằng cách tạo hồ sơ mới, ấn tượng tại CareerViet.vn! Tham gia Minigame "Tạo tài khoản mới - Nhận quà phơi phới" ngay hôm nay.

Xem thêm

Thành phần gia đình là gì? Hướng dẫn và những lưu ý khi điền thông tin thành phần gia đình vào sơ yếu lý lịch cho đúng. Cùng tìm hiểu nhé!

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay