Để 60 ngày làm việc đầu tiên thật hiệu quả

Lượt xem: 1,053
Đối với nhiều bạn trẻ khi mới ở giai đoạn thử việc trong một công ty hoặc tổ chức, cảm giác bỡ ngỡ và khó khăn khi bắt đầu công việc mới là điều không thể tránh khỏi. Làm thế nào để nhanh chóng hoà nhập với đồng nghiệp và môi trường làm việc mới, cũng như thể hiện được hết khả năng của mình? Những bí quyết sau đây có thể giúp bạn sử dụng hiệu quả 60 ngày làm việc đầu tiên:
 
14 ngày đầu tiên: Làm quen với mọi người
Sự kết hợp giữa hiệu quả công việc và cá tính của bạn sẽ quyết định cách thức mọi người nhìn nhận bạn. Gần 95% trường hợp không được nhận sau khi thử việc bắt nguồn từ việc người mới không thích nghi được với văn hoá doanh nghiệp của tổ chức nơi mình thử việc. Nên lưu ý rằng nếu người ta không biết gì về bạn thì họ không thể tin tưởng bạn được.
Để nhanh chóng thích nghi, bạn cần phải biết xã giao. Hãy tiếp xúc với những người có thể cho bạn biết các quy luật ẩn để thành công trong chỗ làm mới. Có 3 nhóm người bạn cần làm quen: những người thường xuyên gặp mặt (các nhân viên cùng phòng ban, nhân viên khác phòng ban mà bạn sẽ cần gọi thường xuyên để hỏi thông tin), những người có vai trò quyết định (người phụ trách dự án, người có vai vế trong công ty) và những người nhiều kinh nghiệm.
Sau đó dành ra mỗi tuần hai ngày để dùng bữa trưa với những người kể trên. Trong bữa ăn nên tìm hiểu về quy trình làm việc trong công ty. Mọi người làm việc với sếp như thế nào? Nếu bạn phụ trách một dự án thì bạn nên chọn ai vào trong nhóm làm việc? Những điều nên và không nên làm trong công ty?
Việc tạo ra những sự liên kết ba đầu ấy sẽ giúp bạn xây dựng mối quan hệ. Và khi đó thì bạn tự nhiên sẽ có được sự tin tưởng cũng như thông tin cần biết từ đồng nghiệp. Bạn cũng nên duy trì các mối quan hệ này sau hai tuần làm việc đầu tiên để luôn gắn kết với mọi người.
 
30 ngày đầu tiên: Có một cuộc họp với sếp để biết xem “Tôi làm việc có được chưa?”
Đừng nghĩ rằng sếp biết bạn đang làm gì. Các nhà quản lý luôn cho rằng bạn đang làm cái mà họ muốn, dù họ chẳng hề xác định với bạn đó là cái gì. Nhiều người mới không hỏi lại sếp vì họ sợ sẽ phải nghe những tin không tốt. Điều này cũng giống như chúng ta ngại đi khám bệnh vì sợ sẽ có bệnh. Thật ra, sếp của bạn muốn bạn thành công, vì thành công của bạn cũng sẽ làm cho sếp mở mày mở mặt. Nên nhớ, dù cho sếp có khen chê gì về hiệu quả công việc của bạn thì sếp cũng luôn là đồng minh, chứ không phải là kẻ thù.
 
45 ngày đầu tiên: Viết bản phân công chi tiết công việc
Đừng nghĩ đến việc hỏi xin một bản phân công chi tiết công việc, vì nó chỉ thể hiện cái nhìn của cấp trên về công việc của bạn trong tương lai, chứ không phải trong hiện tại.
Một khi đã làm việc được một tháng rưỡi, thì bạn cũng có thể cảm nhận được trách nhiệm của mình đến đâu. Chúng khác như thế nào so với lúc ban đầu bạn hình dung? Liệu có những cơhội mới để bạn theo đuổi không? Hãy viết các câu hỏi ra giấy cùng với một danh sách các dự án quan trọng nhất của bạn và những ngày hết hạn gần nhất. Sau đó báo cáo chúng lại với sếp. Mục đích của việc làm này là để tạo ra một bản phân công chi tiết công việc thực tế mà cả hai người cùng nhất trí.
Trong thế giới công việc, đoán mò là điều hết sức ngớ ngẩn. Thật khó để vừa làm tốt công việc, vừa giữ được các mối quan hệ, ngay cả khi bạn đang đi đúng hướng. Vậy thì chẳng có lý do gì để phí thời gian đoán mò rồi đi lạc hướng, đúng không bạn?
 
60 ngày đầu tiên: Hoàn thành nhiệm vụ
Không nên vội vã lập ra một lịch trình gồm những hạng mục quá dễ dãi để thực hiện. Để đảm bảo chắc chắn, bạn cần phải nỗ lực đủ để thể hiện tiềm năng của mình. Nhưng cũng nên thận trọng chọn những dự án nào có ý nghĩa. Chẳng hạn như không nên tiến hành các dự án khiến nhân viên mệt mỏi vì phải làm việc quá giờ hoặc không nhận được sự hỗ trợ của cấp trên.
 
60 ngày kế tiếp: Khởi động lại.
Hầu như mọi người đều trở lại ngày đầu sau khi 60 ngày gian nan đã qua. Để làm mới mình, hãy xem 60 ngày đầu kế tiếp như 60 ngày đầu tiên bạn bắt tay vào việc. Những nguyên tắc đối với người mới có thể giúp người cũ làm mới và khởi động lại bản thân mình.
Hãy xem 60 ngày thử việc đầu tiên của bạn như kim chỉ nam để giúp bạn tập trung vào công việc trong tương lai gần. Hãy soạn một bản kế hoạch 60 ngày cho bản thân mình.
Nên mở rộng các mục tiêu về công việc và mối quan hệ ra khỏi phạm vi công ty và ngành nghề của mình. Hãy biến việc viết bản phân công chi tiết công việc cá nhân thành việc viết cả một kế hoạch cho phòng ban hoặc nhóm làm việc của bạn. Điều cuối cùng bạn cần lưu ý là việc đưa ra phản hồi, thu nhận phản hồi và xác định vị trí của bạn trong công ty, đó là cả một quá trình diễn ra liên tục và lâu dài.
 
 

Bài viết khác

Mẫu CV xin việc đơn giản, đẹp, chuẩn giúp cho ứng viên chinh phục nhà tuyển dụng nhanh chóng. Tải/ Download ngay mẫu CV xin việc miễn phí, chuyên nghiệp nào!

Xem thêm

Hồ sơ xin việc là những giấy tờ liên quan đến ứng viên như CV, bằng cấp, chứng chỉ,... cần cung cấp cho nhà tuyển dụng. Tìm hiểu ngay những quy định về hồ sơ xin việc nhé!

Xem thêm

Nhấn xem ngay bài viết để hiểu rõ marketing là gì, những công việc bạn có thể làm sau khi tốt nghiệp và những điều cần biết khi bước chân vào ngành nhé!

Xem thêm

Hướng dẫn cách viết sơ yếu lý lịch xin việc việc chi tiết, đơn giản, giúp chinh phục được nhà tuyển dụng. Cùng đọc hết bài viết này để nắm được các yêu cầu bạn nhé!

Xem thêm

Hướng dẫn viết thư xin việc chuẩn giúp bạn tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng. Những bí quyết trong bài viết này chắc chắn sẽ giúp bạn kiếm được công việc tốt!

Xem thêm

Bạn đang tìm kiếm mẫu đơn xin việc ấn tượng để thu hút nhà tuyển dụng? Bài viết này sẽ cung cấp top mẫu đơn xin việc hiệu quả nhất. Nhấn xem ngay thôi nào

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay