Để có thể thăng tiến trong vòng 1 năm

Lượt xem: 14,146

Nếu sự thăng tiến trong nghề nghiệp là mục tiêu trong năm tới của bạn, thì bạn có làm tất cả khả năng để đạt được điều đó?

Bạn sẽ đạt được kết quả tốt đẹp nếu bạn có khả năng và làm việc chăm chỉ, bạn sẽ có một công việc với mức lương cao hơn – và trách nhiệm nhiều hơn, tất nhiên. Nhưng cũng giống như hầu hết các trường hợp để được thăng tiến, bạn sẽ phải bỏ khá nhiều công sức và cả thời gian để có thể đưa mình sang một level (xếp hạng) cao hơn.

Tiếp thị khả năng của chính mình

Bạn đã tìm thấy được công việc yêu thích cho mình từ một năm nay. Ứng viên nào sẽ được chọn cho vị trí này? Ai là người có thể cho bạn những lời khuyên hữu ích để có thể làm tốt công việc ấy?

“Hãy ngồi xuống và nghĩ ra phương pháp làm cách nào để có thể có được nó (thăng tiến)” Đây là lời khuyên của Helen Harkness – nhà sáng lập của một tổ chức giáo dục nghề nghiệp. Có rất nhiều cách để làm việc này: bạn có thể làm việc tình nguyện cho họ một thời gian để tiếp thị khả năng của mình, hay chuyển những thông tin về mình đến cho họ bằng trực tiếp hoặc gián tiếp, hoặc cũng có thể thông qua một mối quan hệ trong gian nào đó mà bạn có được, …

Giúp sếp của bạn thành công.

Thông thường, sếp của bạn sẽ là người quyết định phần lớn cho sự thăng tiến của bạn. Trong một số trường hợp, có thể họ không phải quyết định tất cả nhưng ý kiến của họ luôn đóng vai trò hết sức quan trọng cho việc bạn được thăng tiến hay không. Vì vậy, nếu có cơ hội bạn hãy làm hết sức để giúp họ, tạo ấn tượng tốt đẹp với họ. Sự thành công của sếp (có sự hỗ trợ của bạn) sẽ là con đường nhanh nhất để bạn đạt được thành công.

Làm thật tốt công việc của mình

Bạn không thể lúc nào cũng làm việc over-time (làm ngoài giờ), cũng không cần phải lúc nào cũng là người “đứng mũi chịu sào” trong mọi dự án hay kế hoạch của nhóm, của phòng… nói chung là trong mọi kế hoạch trong công ty. Nhưng, bạn cần phải chứng minh cho sếp và cả những đồng nghiệp của mình thấy rằng: bạn là người có năng lực. Bạn biết cách làm sao để công việc đạt hiệu quả tốt nhất, đặt biệt là những công việc mà bạn đang phụ trách.

Và hơn hết, mọi người sẽ cảm thấy yên tâm khi giao việc cho bạn. Sẽ rất tuyệt vời khi bạn tạo được niềm tin đó với mọi người, đặt biệt là với sếp của bạn.

Sẵn sàng làm việc ngoài trách nhiệm của mình.

Làm tốt công việc của mình là điều cần thiết nhưng chưa đủ. Bởi vì trong một môi trường làm năng động như hiện bạn không chỉ làm việc do mình phụ trách. Hãy hỗ trợ các đồng nghiệp, hãy làm những công việc mà có thể không thuộc trách nhiệm của mình nhưng rất cần có sự giúp đỡ của bạn. Nói đúng hơn, bạn sẽ phải là một người năng động trong mọi việc.

Trong thực tế, không phải lúc nào bạn cũng phải làm tất cả mọi việc mà mọi người yêu cầu, nhưng để có được sự thăng tiến cho mình thì chỉ làm việc của mỗi mình bạn là không đủ, nói cách khác sẽ phải vất vả hơn nếu muốn có được sự thăng tiến trong vòng 1 năm.

Trường hợp xấu nhất, nếu sau những nỗ lực của mình, bạn vẫn chưa có được sự thăng tiến (thường là lý do không phải ở bạn, có thể là công ty quá nhỏ, hay do những lý do khác) thì cũng hãy tin rằng sự cố gắng vừa rồi chẳng phải là vô ích. Chúng sẽ là kinh nghiệm quí báu cho bạn trên bước đường xây dựng sự nghiệp.

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay