Để khởi đầu công việc mới thành công
Lượt xem: 14,712Bạn đã tìm được cho mình một công việc như mơ ước, bạn rất muốn mọi việc bạn làm đều thành công và để lại một cái nhìn tốt đẹp về bạn tại nơi làm việc mới này. Nhưng bạn chưa tìm ra cách nào để làm được điều đó. Vậy hãy làm theo những phương cách cơ bản dưới đây, chúng sẽ đem đến cho bạn nhiều cơ may đó.
1. Làm tốt vai trò của bạn. Làm chắc chắn với những công việc được giao, hiểu biết bổn phận và trách nhiệm được qui định cho mình. Khi mới bắt đầu công việc, nên cung cấp cho sếp một list nhiệm vụ công việc của bạn và những kiến thức mà bạn đã học được từ các khóa huấn luyện. Đặt ra những câu hỏi và tìm kiếm những phương cách làm việc có hiệu quả để áp dụng cho công việc của bạn.
Trong quá trình làm việc, bạn lỡ làm một số việc sai lầm, thì hãy nên học từ chúng và rút kinh nghiệm cho những lần sau. Ghi chép lại tất cả những công việc bạn đã làm tốt từ trước tới lúc này, nếu bạn cảm thấy tự hào vì những việc làm đó, bạn sẽ tự tin hơn và sếp của bạn cũng vui vì đã tuyển được một nhân viên giỏi.
2. Làm theo những qui tắc của cấp trên đưa ra. Đọc và hiểu những điều khoản mà sếp của bạn đưa ra. Đó là bổn phận của bạn để học, để làm theo những qui tắc đó và theo sự chỉ đạo của sếp. Đối với một nhân viên mới, cách tốt nhất để gây ấn tượng với người trực tiếp giám sát và chỉ định công việc của bạn là biết nghe lời và làm theo sự chỉ bảo của họ. Bạn nên tìm hiểu kỹ những qui tắc công việc mà sếp đưa ra đó và đặt ra những câu hỏi cần hỏi. Nếu bạn không thể tìm ra được câu trả lời, hãy hỏi người trực tiếp giám sát công việc của bạn. Như vậy bạn sẽ giảm đi được những sai lầm, rủi ro xảy ra.
3. Lịch sự, nhã nhặn. Tự tin vào bản thân, luôn vui vẻ, thân thiện từ lời nói đến ngôn ngữ cơ thể để tiến đến thiết lập mối quan hệ mật thiết với đồng nghiệp, sếp và khách hàng. Sự hóm hỉnh, hài hước thường được đánh giá cao nhưng đừng lạm dụng quá thành ra lố bịch. Luôn luôn duy trì một thái độ chuyên nghiệp như: một nhân viên chăm chỉ, năng nổ, biết học hỏi và hòa đồng.
4. Thể hiện là một cá thể quan trọng của nhóm. Trong một bầu không khí làm việc nhóm, sự hoạt động tích cực nhất là hãy làm người chăm chú lắng nghe. Người giám sát và đồng nghiệp của bạn sẽ cảm thấy bạn là người có giá trị cho những quan điểm của họ. Dù vậy, đừng ngại chia sẻ vốn hiểu biết của bạn và sự nhiệt tình cho công việc khi được yêu cầu. Sếp luôn muốn nhân viên của mình cho ra nhiều sáng kiến, phản hồi lại những gì ông ta chỉ đạo. Sau đó biết cách hướng những ý tưởng của bạn vào mục đích bàn luận chính của cuộc thảo luận và các tổ chức sự kiện của công ty .
5. Tìm cho mình một người cố vấn. Tìm một đồng nghiệp đã có nhiều kinh nghiệm và thâm niên trong công việc, người có thể đáp ứng được những mong muốn của bạn là đủ khả năng làm cố vấn cho bạn. Đó là người sẽ khuyến khích, ủng hộ công việc của bạn. Cho bạn những lời khuyên, đề xuất ra những ý kiến hay và cũng là một thính giả tốt của bạn.
Tìm một người cố vấn bằng cách nào? Hãy cố gắng nhận biết người mà bạn cần ngay trong tuần làm việc đầu tiên. Bắt đầu tiếp cận bằng cách thân thiện, thỉnh thoảng hỏi xin lời khuyên từ người đó, và dần dần xây dựng mối quan hệ. Nếu bạn cảm thấy việc tìm một người cố vấn cho mình thật khó khăn thì nên cân nhắc đến việc gia nhập vào một tổ chức làm việc theo chuyên môn để nắm bắt những kinh nghiệm và biết đâu trong tổ chức đó bạn tìm được cho mình một người cố vấn như ý.