Để lại ấn tượng tốt khi rời khỏi công ty

Lượt xem: 31,275

Không hài lòng với công việc hiện tại, quá căng thẳng với vai trò đang gánh vác, bạn thực sự muốn nghỉ việc, cắt đứt sợi dây liên hệ mệt mỏi này. Bạn băn khoăn không biết làm thế nào để bỏ việc mà giữ được ấn tượng tốt, không gây căng thẳng và khó khăn cho quá trình tìm việc sau này.

Dưới đây là 3 bước giúp bạn giữ hình ảnh của mình trong tâm trí mọi người khi nghỉ việc:

Giữ thái độ tích cực

Dù công việc hiện tại khiến bạn chán nản, bạn cũng phải công nhận rằng, đã có một thời, công việc đó thực sự hấp dẫn bạn, khiến bạn đồng ý về đầu quân cho công ty. Bây giờ, khi cảm thấy hết hứng thú, bạn không nên tỏ thái độ cau có, mệt mỏi mà hãy kết thúc công việc trong tâm trạng thoải mái. Bạn nên ghi nhớ tất cả những kinh nghiệm, bài học quý giá bạn có được khi làm việc ở vị trí này.

Khi bạn gặp sếp để báo nghỉ việc, đừng tỏ thái độ huênh hoang rằng đã tìm được công việc mới tốt hơn. Có thể, công việc mới là lựa chọn đúng đắn trên con đường sự nghiệp của bạn, nhưng đừng vì thể mà phủi tay với công ty hiện tại.

Thay vì tập trung chỉ trích nguyên nhân khiến bạn ra đi, bạn nên giữ thái độ vui vẻ. Lý do bạn nên giải thích cho sự ra đi này là muốn thử sức với cơ hội mới. Nếu bạn có thêm ý kiến đóng góp cho công ty, đây là lúc bạn nên nói hết với sếp. Từ việc quản lý đến hoạt động, bạn cứ thẳng thắn chia sẻ với sếp cách nghĩ của bạn. Sự trung thực và tận tâm sẽ giúp bạn "ghi điểm" ngay cả khi không làm việc ở công ty nữa.

Tìm người thay thế

Khi muốn nghỉ việc, tốt nhất là bạn nên tìm người có thể thay thế mình, giới thiệu với bộ phận nhân sự. Có thể tìm bạn bè, người thân, những người đủ năng lực để gánh vác công việc hiện tại của bạn. Như thế, khi bạn báo nghỉ, công ty không mất thời tìm người thay thế, bạn có nhiều thời gian bàn giao công việc hơn. Khi bạn nghỉ hẳn, người thay thế đã khá thạo việc. Bạn ra đi thoải mái mà không có gì phải áy náy.

Hơn nữa, nếu bạn tìm được người thay thế trước khi rời khỏi công ty, điều đó thể hiện bạn là người chu đáo, tinh thần trách nhiệm cao.

Giữ liên lạc

Ngay cả khi bạn mắc sai lầm nên mới xin nghỉ việc, bạn cũng đừng cắt đứt mọi liên lạc với công ty. Một chút lỗi lầm không đáng để bạn phải từ bỏ những mối quan hệ đang tốt đẹp. Hơn nữa, đồng nghiệp và những vị sếp cũ rất có thể đem đến cho bạn nhiều thuận lợi trong tương lai. Bạn cứ hình dung, khi bạn đến công ty mới, nhân sự có thể gọi điện về công ty cũ để hỏi han về bạn. Đó là việc làm rất phổ biến hiện nay bởi nhân sự luôn muốn chắc chắn về người mới của mình.

Bạn cứ giữ liên lạc, qua email, điện thoại với công ty cũ, khi cần vẫn nhờ đồng nghiệp cũ tư vấn. Mối quan hệ này cực kỳ phát huy hiệu quả nếu bạn là một nhân viên ưu tú của công ty. Vì thế, đừng bao giờ vứt bỏ mọi sợi dây liên hệ với công ty cũ, coi như những năm tháng đó không tồn tại trong cuộc đời của bạn.

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay