Để một buổi phỏng vấn thật sự chất lượng

Lượt xem: 29,668

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :

 

Tất cả chúng ta đều biết rằng mọi quy trình tuyển chọn đều phải trải qua giai đọan nhà tuyển dụng và ứng viên mặt đối mặt với nhau. Và đó luôn là cách duy nhất để chọn ra ứng viên phù hợp nhất với công việc cần tuyển.

Tuy nhiên quy trình tuyển chọn ứng viên sẽ không quá phức tạp nếu bạn đã chuẩn bị thật kỹ lưỡng và chi tiết, chất lượng của buổi phỏng vấn có đạt yêu cầu hay không bạn sẽ biết vào cuối buổi phỏng vấn, nó phụ thuộc vào việc bạn có chọn được ứng viên ưng ý cho công việc của mình hay không?

Lên kế hoạch và chuẩn bị cho một buổi phỏng vấn

Có hai công việc chính mà bạn cần phải thực hiện trước khi có một buổi phỏng vấn thật sự với các ứng viên. Đó là việc lên kế hoạch và chuẩn bị cho một buổi phỏng vấn.

Hãy lên dàn ý cho cuộc phỏng vấn với những câu hỏi thích hợp.

Kiểm tra lại căn phòng mà bạn sẽ sử dụng cho buổi phỏng vấn và nếu cần thiết thì bạn cũng nên sắp xếp lại các đồ dùng trong đó.

Lên dàn ý cho cuộc phỏng vấn:

Đầu tiên hãy chuẩn bị một số câu hỏi cơ bản có liên quan đến cá nhân ứng viên mà bạn cảm thấy nó phù hợp với công việc, danh sách câu hỏi này bao gồm những câu hỏi có liên quan đến kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và một số bằng cấp mà ứng viên có.

Ví dụ như bạn cần một ai đó có khả năng làm việc độc lập thì bạn có thể hỏi họ về một số sự kiện nào đó mà họ đã từng giải quyết vấn đề một cách hòan hảo nhất và quyết đoán nhất. còn nếu bạn cần ai đó có kỹ năng bán hàng thì bạn có thể hỏi họ về một số kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Sau khi đã sắp xếp thời gian cho những việc sẽ thực hiện trong buổi phỏng vấn thì những việc bạn cần làm tiếp theo là:

Chào đón và giới thiệu:

Bạn luôn có 2 phút đầu tiên để thiết lập mối quan hệ với các ứng viên của mình.

Mô tả sơ qua về tổ chức và công việc mà bạn cần tuyển: đây chính là cơ hội để bạn “bán” công việc cho ứng viên.

Hỏi ứng viên: Đây mới thật sự là trọng tâm của buổi phỏng vấn, cố gắng thu thập những thông tin cần thiết có thể giúp bạn ra quyết định sau cùng dễ dàng.

Trả lời những câu hỏi của ứng viên: bạn có thể trả lời làm sao thì tùy miễn là làm cho ứng viên của bạn thông sáng những khúc mắc của họ, đôi khi họ chỉ muốn biết những thông tin mà họ cung cấp cho bạn có giá trị gì hay không mà thôi?

Sắp xếp phòng phỏng vấn

Không hề có quy định nào bắt bạn phải sắp xếp phòng phỏng vấn thế này hay thế nọ nhưng cả nhà tuyển dụng và ứng viên nên cảm thấy thoải mái nhất trong một không gian thân thiện điều đó sẽ dẫn đến một kết quả tốt hơn cho cả hai.

Một số nhà tuyển dụng thích những cái bàn trong phòng phỏng vấn có phong cách giống như những chiếc bàn trong quán café, một số khác thì thích những chiếc ghế thật thoải mái, nhưng theo cách truyền thống thì nhà tuyển dụng và ứng viên vẫn thường ngồi đối diện với nhau qua bàn làm việc là được rồi, không cần thiết phải cầu kì. Nếu quá cầu kì đôi khi bạn sẽ gây bất lợi cho chính mình trong vấn đề lấy thông tin từ ứng viên.

Một cuộc phỏng vấn thật sự hiệu quả khi ứng viên cảm thấy rằng mình có giá trị và được tôn trọng và họ được trình bày về những giấy tờ chứng minh về quá trình học tập và các hình ảnh có liên quan mà họ có. Có hai kỹ năng chính mà một nhà tuyển dụng cần phải nắm rõ đó là môi trường không gian phải phù hợp, phải có những câu hỏi chính đáng và điều quan trọng là phải biết lắng nghe.

Những câu hỏi phỏng vấn:

Hầu hết những câu hỏi mà nhà tuyển dụng sử dụng đều là những câu hỏi mở, những câu hỏi dạng này tạo điều kiện cho ứng viên trình bày nhiều hơn.

Một số câu hỏi đóng: dạng câu hỏi này thường dùng để lấy một số thông tin đặc biệt của ứng viên ví dụ như: “ Bạn đã từng quản lý bao nhiêu nhóm? Công việc của bạn trước đây là công việc bán thời gian à?”. Nhà tuyển dụng cần phải có một số kỹ năng để nhận biết những câu hỏi nào thì thích hợp cho các ứng viên trong buổi phỏng vấn và điều đó tác động đến họ như thế nào? Luôn có rất nhiều câu hỏi hay mà nhà tuyển dụng thường dùng để khuyến khích ứng viên mạnh dạn hơn trong khi trả lời.

Phải biết cách lắng nghe:

Người lắng nghe giỏi là người biết kiên nhẫn và nghe có mục đích. Họ luôn tập trung vào những gì mà người khác nói và biết chọn ra những thông tin trọng điểm nhất.

Có một vài kỹ thuật mà bạn có thể sử dụng để thể hiện cho ứng viên thấy rằng bạn đang thực sự lắng nghe họ nói:

Phản hồi lại : một số cụm từ như : “điều đó đối với tôi dường như…” hay là “ những gì mà anh chị đang đề cập đến thì…” tất cả những điều trên cho thấy rằng bạn thật sự hiểu những gì mà ứng viên đang nói.

Có những khỏang im lặng ngắn: đôi khi bạn nên tạo cho mình một khoảng im lặng ngắn ngủi với cử chỉ quan tâm đến từng lời nói của ứng viên, điều này có thể hàm ý là “tôi đang lắng nghe bạn rất kỹ đây và bạn nên cung cấp cho tôi nhiều thông tin quan trọng hơn nữa”

Tóm tắt lại:

Công việc này giúp bạn hiểu thật kỹ những gì mà ứng viên đã nói, công việc tóm tắt cũng giúp cho bạn rất nhiều trong quá trình ra quyết định cuối cùng. Bạn có thể nói: “ À, cái ý tưởng về…của bạn thật sự rất gây ấn tượng cho tôi…” hay là “ hãy để tôi tóm lại những ý chính mà chúng ta vừa mới thảo luận nhé!”

Chúc bạn có một cuộc phỏng vấn chất lượng như ý muốn!

 

 

 

 

Bài viết khác

Giới thiệu bản thân thường là câu hỏi đầu tiên trong buổi phỏng vấn và cũng là yếu tố then chốt chinh phục nhà tuyển dụng. Xem ngay cách giới thiệu sao cho ấn tượng nhé!

Xem thêm

Phỏng vấn là bước quan trọng quyết định thành công trong hành trình tìm kiếm việc làm. Để ghi điểm với nhà tuyển dụng và tự tin chinh phục vị trí ứng tuyển, bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng về kiến thức và kỹ năng mềm. Trong bài viết này, CareerViet sẽ chia sẻ bí quyết hiệu quả giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng nhé!

Xem thêm

Project Manager là vị trí đóng vai trò quan trọng trong việc lập kế hoạch, thực hiện, giám sát và kiểm soát dự án cho đến khi dự án kết thúc

Xem thêm

Thực tập sinh chính là cơ hội để tích lũy kinh nghiệm, khám phá con đường sự nghiệp, tạo cho mình một lợi thế trên thị trường, tạo môi trường năng động

Xem thêm

Kế toán thuế là người phụ trách việc quản lý thuế của doanh nghiệp, cần trực tiếp làm với cơ quan thuế để giải quyết và kiểm tra các thông tin của hóa đơn.

Xem thêm

Trình độ chuyên môn là gì? Cách viết trình độ chuyên môn trong sơ yếu lý lịch chính xác, dễ đọc, gây ấn tượng với nhà tuyển dụng ngay từ lần đầu tiên

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay