Để phát triển tốt mối quan hệ với sếp?
Lượt xem: 14,480Bạn đã vượt qua cuộc phỏng vấn và có một việc làm đầy triển vọng. Nhưng làm sao để bạn hòa nhập tốt với môi trường mới này, đặc biệt là với sếp? Hãy tìm hiểu những điều sau đây.
Học hỏi văn hóa công ty
Điều đầu tiên bạn cần cân nhắc sau khi được tuyển dụng và bắt đầu cho ngày làm việc mới là giữ cho đôi mắt của bạn luôn được mở rộng. Nếu bạn muốn biết làm thế nào để biết được mọi thứ đang diễn ra xung quanh văn phòng làm việc của bạn, bạn chỉ cần quan sát hết xung quanh đó. Những tuần làm việc đầu tiên bạn nên chú tâm vào những việc như lắng nghe, học hỏi, và theo dõi rõ ràng từng tiến trình làm việc của mọi người. Tìm kiếm một đồng nghịêp đáng tin cậy, người có thể nói cho bạn biết về việc làm thế nào để nắm bắt được văn hóa chung của công ty, cũng như tổ chức của bạn. Một khi bạn đã nắm bắt được mọi thứ và những gì được trông chờ từ bạn, bạn sẽ có nhiều thời gian để thực hiện công việc tốt hơn.
Nắm bắt được sự trông đợi của sếp
Người bán hàng chuyên nghiệp là người biết được sự trông chờ của khách hàng vào sản phẩm và dịch vụ của mình. Đây là điều rất quan trọng để luôn ghi nhớ trong đầu cũng như khi bạn phát triển mối quan hệ với sếp của mình, nếu bạn không biết đâu là những điều mà sếp của bạn trông đợi vào bạn, thì bạn sẽ không làm đúng theo sự mong chờ của ông ta. Hãy chủ động khám phá đâu là những kế hoạch ngắn hạn và dài hạn mà sếp của bạn mong muốn bạn làm, và xác nhận nó qua sự bày tỏ của bạn. Đây là cách tốt nhất để đáp ứng được những gì sếp trông đợi ở bạn.
Khi đó là những công việc hiển nhiên để bạn hành động, hãy có trách nhiệm với nó, nó sẽ phát huy tốt hơn nữa đối với một người có trách nhiệm và thực hiện nhiều hơn những gì được hứa hẹn. Nếu bạn báo cáo với sếp là bạn sẽ hoàn thành dự án X vào ngày thứ 5 hoặc thứ 6, nhưng mới thứ 4 bạn đã làm xong, sếp của bạn sẽ ngạc nhiên và nghĩ bạn là một nhân viên có nhiều tiềm năng, một người mà họ đã chờ đợi bấy lâu cho công việc của họ. Ngược lại, nếu bạn hứa vào ngày thứ 4 sẽ hoàn thành, nhưng đến thứ 5, thứ 6 bạn mới hoàn thành thì sếp của bạn sẽ nghĩ bạn là người lơ đễnh, không thành thạo, và thiếu tôn trọng.
Làm hài lòng sếp
Bạn muốn sếp của bạn biết rằng bạn phù hợp với họ. Có một cách để làm việc này mà nhiều người thường bỏ qua đó là bạn hãy điều chỉnh một chút phong cách của mình để phù hợp với phong cách của sếp. Nếu ông ta mặc complê thắt cà vạt đi làm mà bạn lại mặc quần kaki áo phông, ông ta sẽ nghĩ rằng bạn không phải là người phù hợp với họ. Ngược lại, ông ta mặc quần kaki mà bạn lại diện complê cà vạt thì kết quả cũng chẳng khác trường hợp kia là mấy, nếu không muốn nói là tương tự.
Hãy để ý phong cách hành xử của sếp bạn với mọi người xem ông ta là người thích nghiêm nghị hay thích hài hước đôi chút. Bất kể phong cách ấy là gì, nếu bạn không hướng theo, bạn có thể bị mất điểm. Nếu bạn vẫn kiên trì với phong cách quen thuộc của mình mà không hướng theo sếp, bạn vẫn ở nguyên vị trí của mình một cách suôn sẻ, nhưng khi có vị trí cao hơn cần cân nhắc nhân sự, hoặc khi xem xét tăng lương cho bạn, thì chắc chắn rằng đó sẽ là lúc sếp bạn mang số điểm trừ ấy ra tính với bạn.
Biết trước được những gì sếp cần
Tất cả những ông sếp đều không thích lúc nào cũng phải yêu cầu nhân viên làm thế này thế kia, nhất là khi bạn để họ phải yêu cầu lần hai, lúc đó họ sẽ nghĩ bạn thiếu tôn kính về điều mà bạn không chịu làm theo lời yêu cầu đầu tiên của họ. Mặt khác, nếu bạn cung cấp những điều mà họ muốn trước khi họ yêu cầu bạn làm thì bạn đã tạo được lòng tin cho họ và họ cảm thấy được tôn trọng và chú ý.
Cách khác để tạo ra một ấn tượng tốt cho sếp của bạn và cho công ty là đưa ra những ý tưởng sáng tạo trong mọi lúc. Đừng chờ đợi được yêu cầu rồi mới làm những gì mà bạn đã biết trước là bạn có thể làm và nên làm, thì điều bạn làm không còn ý nghĩa gì nữa, bạn nên đảm nhận những dự án của các đồng nghiệp khác hoặc cố gắng giúp đỡ họ, những gì bạn có thể làm. Tuy nhiên, hãy chú ý đến những công việc nhỏ nhặt cần phải làm và tiến đến làm những công việc to lớn hơn. Nên nhớ, để leo lên những vị trí cao hơn thì phải bắt đầu từ những công việc nhỏ của các vị trí thấp. Hãy thể hiện cho sếp của bạn biết bạn không ngại làm những việc khó khăn và họ sẽ thấy bạn thành công từ đó.
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :