Để sếp tôn trọng bạn

Lượt xem: 13,811

Nếu chỉ làm tốt việc được giao thôi thì chưa đủ. Những câu kiểu như “Việc đó nằm ngoại trách nhiệm của tôi” sẽ chẳng bao giờ gây được cảm tình và tôn trọng của sếp đối với bạn.

1. Luôn cố gắng đưa ra phương án giải quyết của riêng bạn


Trước khi tới gặp sếp để hỏi ý kiến về vấn đề gì đó, bao giờ cũng cần thử đưa ra giải pháp của chính mình. Không có gì khiến sếp bực hơn là cảm giác bị nhân viên đùn việc cho mình.

2. Đừng ra sức xin lỗi khi bạn chưa làm tốt việc gì đó.

Nếu trong quá trình thực hiện một dự án, kết quả của bạn chưa đạt tới điểm mười, không nên lập tức năn nỉ sếp tha lỗi. Chỉ cần tỏ ý rằng bạn biết có thể làm tốt hơn thế, và lần tới đây bạn sẽ có cách khác để giải quyết.

3. Hãy kiềm chế cảm xúc của bản thân

Nên học cách bình tĩnh xử lý tình huống. Nếu bạn nhận được một bức thư buộc tội nào đó từ phía đồng nghiệp, hãy viết một bức thư trả lời nhưng… không gửi đi. Nên trấn tĩnh lại, để đầu óc tỉnh táo, rồi viết một bức thư trả lời khác. Không gì khiến sếp đánh giá cao bằng khả năng ngoại giao giỏi của nhân viên.

4. Cố gắng phục vụ lợi ích chung của công ty một cách nhiệt tình hơn, chứ không chỉ hoàn thành nhiệm vụ trong phạm vi trách nhiệm của bạn

Nếu chỉ làm tốt việc được giao thôi thì chưa đủ, cần thể hiện khả năng của bạn một cách sâu rộng hơn, tự động nghĩ ra những ý tưởng mới có lợi cho công ty. Những câu kiểu như “Việc đó nằm ngoại trách nhiệm của tôi” sẽ chẳng bao giờ gây được cảm tình và tôn trọng của sếp đối với bạn.

Bài viết khác

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm

Luật hấp dẫn là gì? Cách sử dụng và ứng dụng luật hấp dẫn thu hút tiền bạc, tình yêu đặc biệt là công việc. Click để xem ngay bài viết sau!

Xem thêm

Có lẽ, tuyệt kỹ sự nghiệp là thu phục nhân tâm, làm sao dù không giỏi nghiệp vụ mà vẫn điều binh khiển tướng". Ở vị trí càng cao, lại càng vận dụng thuần thục, dùng như không dùng, vậy mới hay! Việc dụng người làm sao để được lòng người, chọn đúng người, đúng việc. Ở thì vui mà đi thì không hối tiếc mới là đáng nể.

Xem thêm

Học Logistics ra làm gì? Mức lương ngành này là bao nhiêu? Tìm kiếm cơ hội việc làm cho ngành logistics ở đâu? Tìm hiểu ngay cùng CareerViet!

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay