Để thành công với công việc mới

Lượt xem: 14,215

Ấn tượng ban đầu về bạn trong những tuần đầu tại nơi làm việc mới có ảnh hưởng rất quan trọng trong con mắt sếp và các đồng nghiệp. Tất nhiên họ không mong chờ bạn phải thật hoàn hảo. dù vậy bạn phải chứng tỏ cho họ thấy mình là một người tháo vát, linh hoạt và chăm chỉ trong công việc. đó là nguồn gốc dẫn bạn đến mọi thành công về sau.

Sau đây là 18 cách giúp bạn có những bước khởi đầu tốt đẹp trong môi trường làm việc mới.

1. Hãy thư giãn.

Trước khi bắt đầu vào công việc mới, bạn cần dành một tuần thật sự thư giản để làm thư thả đầu óc của mình. Ít nhất là phải ngủ đủ vào đêm trước khi bắt đầu ngày làm việc đầu tiên. Nên nhớ sức khỏe là điều kiện tiên quyết cho mọi thành công của bạn.

2. Xem lại những ghi chú các cuộc phỏng vấn trước đó.

Nhớ lại tên, chức danh của tất cả những người mà bạn đã tiếp xúc để chào họ khi gặp lại. Chú ý phát âm chính xác tên của họ.

3. Tìm hiểu kỹ về công ty.

Thu thập các các thư thông báo, báo cáo hàng năm và các thông cáo báo chí của công ty để có thêm thông tin về công ty mình sắp làm việc. Nên tham khảo cả những thông tin về các đối thủ cạnh tranh nhằm có một bức tranh tổng thể về doanh nghiệp mà mình sắp làm.

4. Làm việc chăm chỉ.

Nên đến sớm hơn và ra về muộn hơn một chút so với các đồng nghiệp của mình. Chú ý đến thói quen làm việc, sở thích của họ để có những điều chỉnh thích hợp với môi trường làm việc của công ty.

5. Làm việc với tất cả nhiệt huyết.

 Hãy làm việc với tất cả hăng say và hạnh phúc khi được tham gia công việc mình đang thực hiện.

6. Chú ý đến ngoại hình.

Mọi người sẽ để ý đến bạn do vậy hãy ăn mặc chỉnh tề và phù hợp. Tránh ăn mặc lôi thôi hay quá nổi bật.

7. Nắm bắt những công việc thường nhật.

Viết ra quy trình công việc, thông tin liên lạc của người phụ trách để khi cần bạn có thể liên lạc một cách nhanh chóng.

8. Hãy mềm dẽo, thích nghi.

Thích nghi với những thay đổi không thể tránh trong công việc của bạn. Một thái độ mềm dẽo sẽ làm giảm stress cho bạn và những người liên quan.

9. Hãy bày tỏ sự cảm kích sâu sắc.

 Khi một người đồng nghiệp nào đó giúp đỡ bạn về chuyên môn hoặc cho bạn những lời khuyên bổ ích thì bạn đừng bao giờ quên cảm ơn họ. Một cái danh thiếp viết bằng tay hoặc một cái mail bày tỏ sự cảm kích về những hành động giúp đỡ của họ. Như vậy, sẽ cho họ thấy bạn rất quý trọng mối quan hệ này

10. Nghe 80% và nói 20%.

Ai cũng thích mọi người lắng nghe những gì mình nói. Bạn sẽ được mọi người tôn trọng khi biết lắng nghe và chú ý đến những gì mà đồng nghiệp nói hơn là chứng tỏ cho họ thấy là bạn biết nhiều. Tránh đưa ra ý kiến đánh giá khi chưa suy nghĩ cho thật kỹ.

11. Hiểu sếp của mình.

Tôn trọng cách thức làm việc cũng như tính cách của sếp bạn và hành động phù hợp với yêu cầu, sở thích của họ.

12. Có kế hoạch công việc rõ ràng.

 Hãy chắc rằng sếp của bạn và bạn hoàn toàn hiểu ý của nhau. Bạn hãy xác định

 Việc gì được ưu tiên và vấn đề nào cần xem xét ngay lập tức

 Bạn nên cập nhật công việc theo dạng thức nào vào bao lâu cho mỗi lần cập nhật

 Thành tích của bạn sẽ được đánh giá như thế nào

13. Tiếp xúc với các đồng nghiệp.

Hiểu càng nhiều về họ càng tốt, đặc biệt là những người làm việc với mình và những người mà mình thường xuyên gặp. Thiết lập mối quan hệ với họ trên cơ sở chân thật và thấu hiểu lẫn nhau.

14. Xác định xem ai là người giữ vai trò quyết định

Những ai có ảnh hưởng, ai là người xuất sắc và thạo việc nhất trong công ty, hãy cố học hỏi họ để ngày càng hoàn thiện mình hơn.

15. Xác định các mâu thuẫn, xung đột ngầm trong công việc.

Để từ đó có những đối sách thích hợp. Nếu bạn muốn tránh những rắc rối liên quan đến các tình huống bên ngoài công việc hãy cố nhận ra các vấn đề ẩn chứa trong và tránh xa nó.

16. Hãy là người dẫn đầu.

 Khi bạn hoàn thành xong phần việc được giao và sẵn sàng cho công việc kế tiếp đừng ngần ngại yêu cầu cấp trên giao công việc mới. Nên chọn các công việc có được sự hỗ trợ từ cấp trên và thuộc cấp

17. Không nên thực hiện các thay đổi chủ yếu.

Thậm chí ngay cả khi bạn được mọi người yêu cầu bạn đưa ra các ý kiến mới, hãy thực hiện một cách thận trọng.

Hãy tỏ ra tôn trọng những đồng nghiệp đã thực hiện các công việc cũ trước khi đưa ra ý kiến thay đổi nó. Sẽ có nhiều khó khăn khi thay đổi mà bạn chưa nhận ra khi mới bắt tay vào việc.

Cố gắng trao đổi với mọi người và tìm sự giúp đỡ từ họ. Hoan nghênh những việc làm đúng và các cải tiến thành công.

18. Tập hợp một nhóm làm việc quanh bạn nhưng đừng ngồi lê đôi mách.

Luôn tạo ấn tượng tốt trong mắt sếp của bạn, chia sẽ sự tín nhiệm đối với các đồng nghiệp.

Bài viết khác

Mẫu CV xin việc đơn giản, đẹp, chuẩn giúp cho ứng viên chinh phục nhà tuyển dụng nhanh chóng. Tải/ Download ngay mẫu CV xin việc miễn phí, chuyên nghiệp nào!

Xem thêm

Hồ sơ xin việc là những giấy tờ liên quan đến ứng viên như CV, bằng cấp, chứng chỉ,... cần cung cấp cho nhà tuyển dụng. Tìm hiểu ngay những quy định về hồ sơ xin việc nhé!

Xem thêm

Nhấn xem ngay bài viết để hiểu rõ marketing là gì, những công việc bạn có thể làm sau khi tốt nghiệp và những điều cần biết khi bước chân vào ngành nhé!

Xem thêm

Hướng dẫn cách viết sơ yếu lý lịch xin việc việc chi tiết, đơn giản, giúp chinh phục được nhà tuyển dụng. Cùng đọc hết bài viết này để nắm được các yêu cầu bạn nhé!

Xem thêm

Hướng dẫn viết thư xin việc chuẩn giúp bạn tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng. Những bí quyết trong bài viết này chắc chắn sẽ giúp bạn kiếm được công việc tốt!

Xem thêm

Bạn đang tìm kiếm mẫu đơn xin việc ấn tượng để thu hút nhà tuyển dụng? Bài viết này sẽ cung cấp top mẫu đơn xin việc hiệu quả nhất. Nhấn xem ngay thôi nào

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay